Chuyển tới nội dung

Làm thế nào để xin Ausbildung sau khi kết thúc năm Aupair

Làm thế nào để xin Ausbildung sau khi kết thúc năm Aupair

Làm thế nào để xin Ausbildung sau khi kết thúc năm Aupair

Chúng tôi tổng hợp từ Kinh nghiệm thực tế của chính mình và nhiều người đi trước khác để giúp bạn hình dung thật rõ ràng các bước cần làm để xin học Nghề sau năm Aupair thành công.

Năm Aupair chắc chắn sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội. Một trong số đó là ở lại học Nghề.

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ tất cả những kinh nghiệm của bản thân và của các Anh Chị đi trước để giúp bạn có được cơ hội tốt nhất ở lại Đức học tập, làm việc và trải nghiệm.

Giờ này năm ngoái đã là hơn nửa năm kể từ khi mình sang Đức làm Aupair. Tâm trạng lúc đấy không khác lúc trước khi sang là mấy; bồn chồn, lo lắng về tương lai của mình.

Vì đã thử tìm kiếm trên mạng và cảm thấy chưa có bài viết nào thật sự cụ thể về việc xin ở lại học Nghề, làm tình nguyện hay học Đại học cho các bạn Aupair như mình, mình quyết định sẽ viết về ba chủ đề này thật chi tiết hết sức có thể; dựa vào kinh nghiệm của chính mình và các Anh Chị đi trước để giúp bạn có được cơ hội tốt nhất ở lại Đức học tập, làm việc và trải nghiệm.

Bài viết có chỗ nào còn thiếu sót hay chưa chi tiết, các bạn hãy comment hay gọi điện để chúng mình có thể giải đáp trực tiếp nhé!!!

Bài viết hôm nay sẽ là về các bước giúp Bạn xin học Nghề (Ausbildung) ở Đức.

Lúc ở nhà có nghe mọi người nói là xin Ausbildung không đơn giản, nhưng lúc ở Việt Nam thì mình nghĩ mọi chuyện đơn giản lắm, sang rồi mới cảm nhận được thực tế là như vậy: Nếu bạn giỏi một nghề nào đó ở Đức, thì sẽ rất được trọng dụng. Rất nhiều người muốn học Ausbildung, vì vừa được học lý thuyết, vừa được học thực hành. Sau này hết thời gian học, bạn có thể nhanh chóng tìm được một công việc tốt nếu kết quả học tập khá, giỏi.

Ví dụ như để được công nhận là một người thợ Holzschneider (cắt Gỗ) rất lành nghề ở Đức, người đó phải có khả năng cảm nhận được sự khác biệt đến từng mi-li-mét khi cắt Gỗ. Để có được khả năng này, ai cũng phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và nghiêm túc. (Thế mới biết người Đức đã làm gì là làm đâu ra đấy)

Còn khó xin Ausbildung là ở chỗ,  như các bạn đã biết, thứ tự ưu tiên nhận Ausbildung sẽ là cho người Đức, người châu Âu và sau đó mới tới người Nước ngoài.

Chưa kể đến lượng người tị nạn lớn đã và sẽ nhập cư vào Đức (Năm 2016 Đức đã chấp nhận 695.733 đơn xin tị nạn - theo Bundesamt für Migration und Flüchtlinge (BAMF)).

Mà người châu Âu ai cũng to khỏe, tiếng lại tốt, sự cạnh tranh vô cùng cao.

Thế nên, bạn cần làm hết sức có thể để có được một cơ hội ở lại học Ausbildung với ngành nghề bạn mong muốn.

1. Vorpraktikum - Bước đệm vô cùng quan trọng đầu tiên để Bạn được nhận ở lại học Nghề. 

Vorpraktikum là gì? Là kỳ thực tập ngắn hạn để lấy kinh nghiệm trước khi bắt đầu bước vào học Ausbildung thật sự. Đối với các bạn Aupair, hãy tận dụng thời gian Urlaub 1 tháng để xin Vorpraktikum nhé.

Bản thân mình cũng không hề biết đến bước đệm này và đã dùng toàn bộ thời gian Urlaub để đi du lịch châu Âu. Nếu biết trước là có cơ hội xin Vorpraktikum thì chắc chắn mình đã làm để lấy thêm kinh nghiệm, quen được nhiều bạn bè mới và tăng cơ hội xin Ausbildung khi hết năm Aupair.

Vậy nên sắp xếp thời gian và các bước như thế nào cho hợp lí?

- Urlaub của Aupair phụ thuộc vào Gia đình nuôi (Gastfamilie), nên hãy hỏi Gia đình nuôi khi nào Bạn có một kì nghỉ dài: khoảng 5 ngày- 2 tuần. 

- Sau đó, Bạn cần tìm một Công ty, Doanh nghiệp có nhận Vorpraktikum. Bạn hoàn toàn có thể google từ khóa “Vorpraktikum” và Ngành mà bạn muốn xin Ausbildung sau này (dễ hiểu thôi, vì như thế cơ hội học Ausbildung ngành này sẽ lại càng cao hơn).

- Hoặc Bạn có thể hỏi Gasteltern chỉ cho bạn một Doanh nghiệp, Cơ sở đào tạo Nghề nào đó gần nơi đang sống để tiện cho việc ăn ở, đi lại.

- Để biết Công ty đó có nhận Vorpraktikum vào thời điểm bạn có Urlaub không, hãy viết một E-mail cho họ. Tốt nhất là ngay sau khi bạn biết khi nào mình có Urlaub và viết cho nhiều công ty để cơ hội tìm được chỗ làm ưng ý cao hơn.

- Trong E-mail, bạn nhớ giới thiệu về bản thân, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, vì sao bạn lại muốn xin thực tập ở chỗ họ. Tránh lỗi ngữ pháp, chính tả trong thư nhé!

*Lưu ý:

+ Nếu nơi bạn làm Vorpraktikum xa Gia đình nuôi, chi phí ăn ở, đi lại sẽ do bạn tự chi trả.

+ Vorpraktikum là kỳ thực tập không lương. Bù lại, đây là một bước đệm rất lớn cho việc xin Ausbildung.

+ Hãy cố gắng thể hiện thật tốt trong kì thực tập này nhé. Đương nhiên là bạn sẽ có lợi thế và một hồ sơ đẹp hơn rất nhiều  so với những Bewerber khác chưa có Vorpraktikum đúng không nào? ;)

2. Xin ở lại học Nghề (Ausbildung)

Đối với việc xin ở lại học Nghề, sự cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều. Như các bạn đã biết, thứ tự ưu tiên sẽ là cho người Đức, người châu Âu và sau đó mới tới người Nước ngoài. 

Chưa kể đến lượng người tị nạn lớn đã và sẽ nhập cư vào Đức. Vậy nên Bạn cần chuẩn bị thật sớm và tốt cho việc xin học Nghề.

- Khoảng thời gian 6 tháng trước khi kết thúc năm Aupair là thích hợp nhất để bắt đầu nộp hồ sơ xin học Nghề. Lúc này, bạn có thể đã có hoặc chưa có Vorpraktikum. Trong khoảng thời gian này, Bạn vẫn hoàn toàn có thể xin Vorpraktikum.

- Để tìm kiếm chỗ nhận đào tạo Ausbildung, Bạn cũng lên mạng tìm kiếm với từ khóa “Ausbildung” và thêm tên Ngành bạn muốn học. Hãy ƯU TIÊN những làng, thị trấn nhỏ. Vì mức độ cạnh tranh sẽ thấp hơn so với những thành phố lớn. Kết hợp với hỏi Gia đình nuôi xem họ có biết nơi nhận đào tạo Ausbildung nào không. Bạn của mình đã xin Ausbildung ngành Khách sạn (Hotelfachfrau) thành công ở một thị trấn nhỏ tên là Füssen​.

- Bạn hãy viết Mail hoặc Gọi điện trực tiếp, nói là bạn muốn học Ausbildung ở chỗ họ. Việc mạnh dạn Gọi điện trực tiếp cho họ sẽ tạo được ấn tượng tốt và khả năng tiếng của Bạn. Mỗi đợt, thường một nơi đào tạo Ausbildung như vậy chỉ nhận 4,5 người thôi. 

- Sau này, nhớ viết trong Mail ứng tuyển rằng tôi đã gọi điện nói chuyện với Ngài để họ nhớ ra bạn nhé.

- Để quyết định có nhận bạn hay không, nơi đào tạo Nghề sẽ mời bạn đến phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn này, tất cả đều dựa vào khả năng của bạn: Tiếng có tốt không, kinh nghiệm thực tế có không… Hãy trau dồi tiếng của mình thật tốt ngay từ bây giờ. Vì nó là cả một quá trình nỗ lực!!!

- Sau đó, Bạn sẽ phải làm một bài kiểm tra. Đề thi có thể tìm mua ở trước cổng trường Nghề đó nhé.

- Về mảng hồ sơ, hãy dịch trước tất cả bằng cấp của mình trước khi sang Đức (bằng tốt nghiệp cấp 3, bằng tốt nghiệp Đại học, Bảng điểm Đại học, nếu đã đi làm thì dịch cả giấy xác nhận đã làm việc). Mỗi cơ sở đào tạo có thể yêu cầu những giấy tờ khác mà bạn sẽ cần bổ sung thêm ngoài bằng cấp. Những giấy tờ đó là gì thì Bạn nên chú ý trên Website của họ hoặc hỏi lại nếu chưa rõ.

*Lưu ý: 

 + Khả năng tiếng quyết định 99% việc Bạn có được đánh giá cao không. Có rất nhiều Anh Chị, Bạn rất năng động, học nhanh nhưng tiếng chưa tốt nên vẫn không được nhận vào học. Vì nếu bạn không hiểu người ta nói gì thì không thể làm tốt việc được. Đó chính là lí do vì sao Bạn cần nói, hiểu tiếng Đức rất rất tốt.

+ Bắt đầu tìm kiếm và gửi thư sớm cho các Cơ sở đào tạo Nghề để nắm được yêu cầu, cách thức của quá trình này, vì một năm trôi qua rất, rất nhanh.

3. Kết 

Chính những trải nghiệm của mình và của các Bạn, Anh Chị đi trước đã khiến mình nhận ra rằng, những năm tháng ở Đức sẽ giúp chúng ta học được nhiều điều, rèn luyện bản thân. Người Đức thực sự làm việc rất chăm chỉ và nghiêm túc, tính kỉ luật rất cao. Với hy vọng các bạn có được cơ hội mở rộng chân trời, kiến thức của mình, NDF hy vọng đã giúp được các bạn định hướng cho tương lai và mong nhận được phản hồi từ các bạn.

TRUNG TÂM TIẾNG ĐỨC NDF
Trụ sở chính: P705,CT2A, Tòa nhà Housinco, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 6, tòa nhà 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 02462531338 – Hotline: 0947 090 888
Website: www.ndf.vn
FB: https://www.facebook.com/tiengduc/

Đánh giá bài viết
19 bầu chọn / trung bình: 5
5778
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay