Chuyển tới nội dung

Thủ tục xin visa đoàn tụ gia đình cho con với bố/mẹ

Thủ tục xin visa đoàn tụ gia đình cho con với bố/mẹ

Thủ tục xin visa đoàn tụ gia đình cho con với bố/mẹ

Hướng dẫn chi tiết về các giấy tờ cần nộp khi làm thủ tục xin cấp visa đoàn tụ gia đình cho con vị thành niên với bố/mẹ có quyền nuôi dưỡng

Do người xin thị thực là trẻ em vị thành niên (dưới 18 tuổi), các bạn lưu ý những điều sau

1. Cả hai người có quyền nuôi dưỡng phải có mặt khi nộp đơn và ký vào đơn

hoặc

2. Nếu chỉ một người có quyền nuôi dưỡng có mặt, phải nộp bản gốc bản tuyên bố đồng ý của người có quyền nuôi dưỡng kia có chứng thực chữ ký (của cơ quan chức năng Đức) kèm theo 1 bản photo, giấy khai sinh của đứa trẻ và photo hộ chiếu của người có quyền nuôi dưỡng không có mặt

hoặc

3. Đối với  trẻ em vị thành niên đi một mình: Nộp bản gốc bản tuyên bố đồng ý của những người có quyền nuôi dưỡng có chứng thực chữ ký (của cơ quan chức năng Đức) kèm theo 1 bản photo, giấy khai sinh của đứa trẻ và photo hộ chiếu của những người có quyền nuôi dưỡng

Nộp bản gốc và hai bản photo những giấy tờ sau:

*Lưu ý: Các giấy tờ nếu không phải tiếng Đức hoặc tiếng Anh bắt buộc phải được dịch ra tiếng Đức.

- Giấy khai sinh của đứa trẻ

- Sổ hộ khẩu

- Bản photo hộ chiếu và giấy phép cư trú của bố/mẹ 

- Bản photo hộ chiếu hoặc chứng minh thư của người bố hoặc người mẹ kia

- Chứng minh quyền nuôi dưỡng đối với đứa trẻ

Lưu ý:  Về nguyên tắc pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận quyền nuôi dưỡng chung của cha mẹ. Điều đó cũng áp dụng trong trường hợp ly dị, vì quyền nuôi dưỡng không được đàm phán trong phần hậu quả của việc ly dị (vì thế nên đoạn dịch phần đó trong bản án ly hôn thường không chính xác), mà chỉ đàm phán về tình trạng cuộc sống và tình trạng chăm sóc đứa trẻ. Như vậy chỉ quy định, người cha hay người mẹ nuôi con, nhưng không quy định ai có quyền nuôi dưỡng.

Thông thường việc „chuyển giao quyền nuôi dưỡng“ sau đó cũng không hề thay đổi được điều này, trừ phi người cha hoặc người mẹ bị tòa án tước quyền nuôi dưỡng có thời hạn, vì có sai sót nghiêm trọng.

- Chứng nhận chỗ ở của gia đình bên Đức, v/d giấy chứng nhận đăng ký hộ tịch (không cũ hơn 6 tháng) hoặc bản photo chứng minh thư

- Trường hợp vị thành niên từ 16 tuổi đoàn tụ với người nước ngoài: Chứng nhận trình độ tiếng Đức tốt (bậc C1) hoặc những chứng nhận khác là đứa trẻ, trên cơ sở quá trình đào tạo và điều kiện sống cho đến nay, có thể hòa nhập vào điều kiện sống tại Cộng hòa Liên bang Đức.

- Bảo hiểm y tế cho khoảng thời hạn của thị thực

Ngoài ra, các đầu loại hồ sơ sau chỉ cần nộp kèm (không cần bản dịch)

1. Hộ chiếu

2. Ảnh hộ chiếu

Kích cỡ: 35 x 45 mm

Nền trắng, chụp chính diện gần khuôn mặt

3. Hai bản Đơn xin thị thực dài hạn khai đầy đủ

Mẫu đơn xin Thị thực dài hạn tải tại đây

Hai Bản tuyên bố tự tay ký theo quy định tại Mục 8, Khoản 2, Điều 54 kết hợp với Điều 53 Luật Cư trú

Mẫu bản tuyên bố tải tại đây, sau đó in ra, khai đầy đủ thông tin và ký trực tiếp.

Lưu ý quan trọng: Trong từng trường hợp có thể các bạn phải nộp thêm những giấy tờ khác để Đại sứ quán ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực của bạn. 

Trong trường hợp các bạn vẫn còn thắc mắc về giấy tờ, có thể đến NDF (tầng 7 Tòa nhà Housinco, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân hoặc tầng 6 Toà nhà 285 Đội Cấn, Ba Đình) để được tư vấn chính xác và chi tiết về trường hợp của mình!

__________________________________________

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC NDF

Địa chỉ: P705,CT2A, Tòa nhà Housinco, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 6 tòa nhà 285 Đội Cấn, Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: (84 – 24) 62531338 – (84) 947.090.888.

Email: [email protected]

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
2739
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay