Chuyển tới nội dung

Các bước chứng minh tài chính Du học Áo

Các bước chứng minh tài chính Du học Áo

Các bước chứng minh tài chính Du học Áo

Đối với du học Áo thì khoản “khoai” nhất là chứng mình tài chính. Để giải đáp thắc mắc của các bạn đang có ý định du học Áo. NDF tổng hợp các bước chứng minh tài chính dưới đây

 

I. Giấy tờ cần nộp để xin Giấy phép cư trú

Giấy tờ cần nộp để xin GPCT bao gồm:

  1. Ảnh màu (3,5 x 4,5)
  2. Hộ chiếu (Có chữ kí của người sở hữu Hộ chiếu)
  3. Giấy Khai Sinh* (bản sao công chứng của Quận)
  4. Phiếu lí lịch Tư pháp số 1* (nên xin 2 bản)
  5. Giấy báo nhập học (Zulassungsbescheid) của một trường Đại học, Cao đẳng của Áo
  6. Giấy tờ để chứng minh tài chính.
  7. Bản cam kết tham dự các khóa học hòa nhập (Mẫu đơn tải xuống xem ở cuối bài)
  8. Hợp đồng thuê nhà

Lưu ý: 
- Trong trường hợp có người bảo lãnh, thay vì Chứng minh về tài chính và Hợp đồng thuê nhà, có thể nộp Bảo lãnh (Haftungserklärung) của người mời. Chữ kí của Người mời phải được công chứng ở Tòa án hoặc Phòng công chứng của Áo).
- Đối với trường hợp có người mời, cần trình Bản sao Hộ chiếu Áo của người mời. Nếu người mời là người Việt Nam, cần trình Giấy phép cư trú còn hiệu lực và Hộ chiếu Việt Nam.
- Giấy Khai Sinh và Phiếu lí lịch Tư pháp cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự. Phí cho 1 bản là 40 Euro (có thể có thay đổi).

II. Chứng minh tài chính

Bước 1: Mở một tài khoản ngân hàng đứng tên Bạn. Theo quy định của Áo, số tiền cần có trong tài khoản là:

Bạn nhỏ hơn 24 tuổi: tối thiểu 6.000 Euro

Bạn hơn 24 tuổi: tối thiểu 11.000 Euro

Vì sao lại như vậy? Vì tiền thuê nhà của sinh viên thường rơi vào 300 Euro/tháng hoặc ít hơn một chút. Như bạn thấy, thì số tiền cần có trong tài khoản bằng tiền nhà/tháng nhân đôi rồi nhân với 12.

Bước 2: Sau khi mở tài khoản thành công, xin giấy xác nhận số dư tài khoản vừa mở (chính là xác nhận bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản đó). Nhớ xin giấy này bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Anh-Việt nếu được. Nếu chỉ bằng tiếng Việt thôi thì ĐSQ sẽ yêu cầu dịch ra tiếng Đức. Như vậy lại mất công cho mình.

Bước 3: Chứng minh tài chính của người bảo lãnh.

3.1: Người bảo lãnh cần có một tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm với số dư ít nhất là 300 triệu VNĐ.

3.2: Chứng minh nguồn gốc thu nhập

- Người bảo lãnh cần chứng minh được nguồn gốc của số tiền có trong tài khoản/ sổ tiết kiệm. Tốt nhất là Ông Bà hoặc Ba Mẹ là người đứng ra bảo lãnh. Nếu là người khác thì khả năng bị từ chối cao hơn.

- Nếu Ba Mẹ bạn làm việc tại một công ty, thì nộp bảng lương. Tối thiểu là 30 - 40 triệu/tháng. Để đảm bảo, nên nộp bảng lương trong khoảng thời gian một năm (12 tháng) trước thời điểm xin Giấy phép cư trú.

Nếu nhà bạn kinh doanh thì nộp Giấy phép kinh doanh, giấy chứng minh thu nhập của ba mẹ. Ngoài ra có thể nộp chứng minh cổ tức. Nếu sở hữu bất động sản, ô tô, thì cũng nộp giấy chứng nhận của những tài sản này. Việc này nhằm chứng minh khả năng tài chính của Gia đình bạn, tất nhiên là không phải để bán đi.

Xem thêm bài viết về chi phí sinh hoạt trung bình của du học sinh Áo

Thông tin chi tiết và mọi câu hỏi, thắc mắc xin liên hệ chúng tôi:NDF - 0947. 090. 888

TRUNG TÂM TIẾNG ĐỨC NDF
Trụ sở chính: P705,CT2A, Tòa nhà Housinco, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 6, tòa nhà 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0462531338 – Hotline: 0947 090 888
Website: https://ndf.vn/
FB: https://www.facebook.com/tiengduc/

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn / trung bình: 5
2008
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay