Chuyển tới nội dung

Hướng dẫn quản lý tài chính ở Đức đối với du học sinh

Hướng dẫn quản lý tài chính ở Đức đối với du học sinh

Hướng dẫn quản lý tài chính ở Đức đối với du học sinh

Quản lý tài chính là một trong những thử thách lớn mà nhiều người khi du học Đức phải đối mặt khi họ phải tự lập và sinh sống xa gia đình. Việc làm quen với môi trường sống mới, chi tiêu trong một nền kinh tế khác và đối mặt với nhiều chi phí phát sinh có thể khiến không ít người cảm thấy bỡ ngỡ. Do đó, việc thành thạo việc quản lý tài chính là bước vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị hành trang du học.

Khó khăn khi quản lý tài chính của du học sinh

Những học sinh mới tốt nghiệp cấp 3 sẽ gặp nhiều khó khăn khi quản lý chi tiêu cũng như tiếp thu sự thay đổi về môi trường khi chuyển đến một nơi mới mà không có sự giám sát của gia đình. 

  • Tỷ giá hối đoái: Đây là thói quen thường thấy của nhiều người khi mới chuyển đến sống ở một quốc gia khác. Việc đổi tiền và làm quen với tiền tệ mới có thể gây ra sự khó khăn cho nhiều người, đặc biệt là khi họ không quen với các khoản phí chuyển đổi tiền tệ và cách thức sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ ở nước ngoài..
  • Quản lý tài chính hàng ngày: Bên cạnh học phí, du học sinh Đức phải quản lý chi phí sinh hoạt như nhà ở, đi lại, thực phẩm…Nhiều người chưa có kinh nghiệm trong việc lập ngân sách, quản lý chi tiêu hàng tháng và tiết kiệm hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc tiêu xài không kiểm soát, khiến họ rơi vào tình trạng tài chính căng thẳng.
  • Chênh lệch chi phí sinh hoạt: Sự khác biệt trong mức sống giữa các quốc gia có thể khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với chi phí sinh hoạt cao hơn so với quê hương. Mức giá thuê nhà, thực phẩm và dịch vụ ở các thành phố lớn có thể vượt quá khả năng chi trả của nhiều người.
  • Khó khăn trong việc tiết kiệm: Khi sống ở một môi trường mới, nhiều người dễ bị cuốn vào việc chi tiêu cho các hoạt động xã hội, du lịch hoặc giải trí khiến cho chi phí sinh hoạt hàng tháng hết trước thời hạn.

Lập ngân sách chi phí sinh hoạt hàng tháng

Quản lý tài chính hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên du học tại Đức duy trì một cuộc sống ổn định và giảm thiểu căng thẳng về tài chính. Lập ngân sách các chi phí là bước đầu tiên để đảm bảo rằng bạn có thể chi tiêu hợp lý và tiết kiệm trong suốt thời gian học tập tại đây.

1. Chi phí cố định

  • Tiền thuê nhà: Đây thường là khoản chi tiêu lớn nhất phụ thuộc vào việc bạn ở ký túc xá hoặc thuê nhà bên ngoài. Ngoài ra, chi phí này bao gồm cả phí dịch vụ đi kèm như điện, nước, internet.
  • Bảo hiểm y tế: Tất cả các sinh viên tại Đức bắt buộc phải có bảo hiểm y tế dao động từ 80 - 100 EUR mỗi tháng tùy thuộc vào loại bảo hiểm.
  • Học phí: Các trường công lập ở Đức hoàn toàn miễn học phí và chỉ mất một khoản phí nhỏ. Tuy nhiên, sinh viên phải đóng một khoản phí hành chính hàng kỳ (Semesterticket).

2. Chi phí linh hoạt

  • Thực phẩm: Loại phí này bao gồm cả việc mua thực phẩm và ăn uống ngoài thường dao động từ 150 - 250 EUR mỗi tháng. 
  • Đi lại: Hệ thống giao thông công cộng vô cùng phổ biến tại Đức và sinh viên có thể được giảm giá hoặc miễn phí khi sử dụng. Giá vé tháng dao động từ 55 - 90 EUR tùy thuộc vào thành phố
  • Giải trí và xã hội: Đây là chi phí cho các hoạt động giải trí như xem phim, du lịch, tham gia các sự kiện. Đặc biệt, loại phí này có thể linh hoạt mỗi tháng.

3. Chi phí cho trường hợp khẩn cấp

Sức khỏe là một trong những yếu tố bất ngờ, không thể xác định được nên bạn cần phải chuẩn bị một khoản dự phòng cho trường hợp khẩn cấp này. Hệ thống y tế ở Đức có chất lượng cao nhưng cũng đòi hỏi sinh viên phải có bảo hiểm y tế và biết cách quản lý chi phí chăm sóc sức khỏe hiệu quả. 

  • Hiểu về phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm công sẽ chi trả tất cả các dịch vụ chăm sóc y tế và nha khoa nhưng bảo hiểm tư nhân có thể cung cấp thêm các quyền lợi và tính linh hoạt.
  • Xem xét tình trạng sức khỏe: Vì sinh viên thường ở độ tuổi trẻ, ít mắc bệnh nên bạn có thể lựa chọn gói bảo hiểm cơ bản.
  • Lên kế hoạch cho các khoản chi phí phát sinh: Đối với một số dịch vụ như nha khoa, phương pháp điều trị hoặc phòng khám riêng, thuốc bên ngoài thì bảo hiểm sẽ không tiến hành chi trả. 

Sau khi xác định được tất cả chi phí hàng tháng, bạn nên thiết lập một mức chi tiêu hợp lý cho mỗi loại chi phí cũng như theo dõi mức chi tiêu hàng tuần để có thể điều chỉnh ngân sách kịp thời. 

Xác định các nguồn tài chính khi du học Đức

Trong quá trình du học Đức, bạn có thể tăng thêm thu nhập bằng một số cách dưới đây để hỗ trợ chi phí học tập và sinh hoạt.

  • Học bổng: Đức có rất nhiều học bổng dành cho các sinh viên quốc tế như DAAD (học bổng của chính phủ Đức), các tổ chức tư nhân ( Heinrich Böll Foundation, Konrad Adenauer Foundation…) đều có những học bổng riêng cho nhiều bậc học khác nhau…
  • Quỹ hỗ trợ tài chính: BAföG là chương trình hỗ trợ tài chính của chính phủ Đức dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng có điều kiện bắt buộc phải là người có quốc tịch Đức hoặc có giấy phép cư trú lâu dài tại Đức.
  • Công việc làm thêm bán thời gian: Du học sinh tại Đức có thể làm việc bán thời gian trong khi học tối đa 120 ngày làm việc toàn thời gian hoặc 240 ngày làm việc bán thời gian trong một năm.
  • Khoản vay sinh viên: Nhiều ngân hàng hoặc các tổ chức cung cấp các khoản vay dành cho sinh viên với lãi suất thấp và thời gian trả nợ linh hoạt.
Xác định các nguồn tài chính khi du học Đức

Kiểm soát chi tiêu hàng ngày

Để có thể duy trì và quản lý tài chính một cách ổn định thì bạn cần phải làm quen với việc kiểm soát chi tiêu. Tuy nhiên khi sống ở một môi trường mới, nhiều người thường gặp khó khăn do sự ự khác biệt về chi phí sinh hoạt và lối sống.

  • Sử dụng ứng dụng theo dõi chi tiêu: Các ứng dụng tài chính như Mint, YNAB (You Need a Budget), Spendee hoặc PocketGuard có thể giúp bạn theo dõi và phân loại chi tiêu hàng ngày. Các ứng dụng này sẽ ghi lại mọi khoản chi tiêu, từ đó giúp bạn nhận diện những thói quen chi tiêu không hợp lý và điều chỉnh lại thói quen tiêu dùng.
  • Tận dụng các ưu đãi dành cho sinh viên: Ở Đức có rất nhiều chương trình khuyến mãi cho học sinh và sinh viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ thực phẩm, đi lại, giải trí…Nếu bạn tận dụng thẻ sinh viên một cách triệt để, bạn sẽ tiết kiệm một khoản tiền đáng kể.
  • Cắt giảm các dịch vụ không cần thiết: Một trong những sai lầm nhiều người thường hay mắc phải khi quản lý tài chính là sử dụng nhiều dịch vụ không cần thiết. Bạn có hủy đăng ký các kênh truyền hình, các dịch vụ streaming đắt tiền, hoặc các hội viên câu lạc bộ không cần thiết.

Để có thể quản lý tài chính hiệu quả khi du học Đức yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kỷ luật trong việc lập kế hoạch chi tiêu. Bằng việc lập kế hoạch tài chính từ sớm, du học sinh có thể giảm bớt áp lực tài chính trong suốt quá trình học tập và nhanh chóng ổn định cuộc sống ở Đức.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
12
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay