Chuyển tới nội dung

Một số lỗi thường gặp khi học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Một số lỗi thường gặp khi học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Một số lỗi thường gặp khi học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Mỗi ngôn ngữ đều sẽ có những khó khăn nhất định và tiếng Đức cũng vậy. Không có lý do gì để bạn phải xấu hổ khi mắc lỗi vì khi đó bạn sẽ biết mình đang sai ở đâu để cách khắc phục phù hợp.

1. Vị trí của động từ trong câu

Một trong những lỗi phổ biến nhất mà người học tiếng Đức cơ bản thường mắc phải là đặt động từ không đúng chỗ. Với mệnh đề chính trong tiếng Đức, động từ chia cần phải đứng thứ hai và động từ chính, nếu có, sẽ ở cuối. Với mệnh đề phụ, tất cả các động từ đều ở cuối mệnh đề với động từ chia sẽ ở cuối cùng. 

Nói cách khác, các động từ trong mệnh đề chính và mệnh đề phụ thường đứng xa nhau. Mặc dù khi học tiếng Đức cơ bản thì lý thuyết về trật tự từ trong tiếng Đức thường được học ngay từ đầu và thường được viết đúng qua văn bản viết, nhưng khi sử dụng trong giao tiếp thông thường, người học thường không chú ý đến vị trí đặt động từ. 

Trật tự từ trong tiếng Đức

Có một mẹo tương đối hiệu quả để khắc phục lỗi này là chọn các động từ trước khi bắt đầu nói và sau đó tạo lập phần còn lại của câu xung quanh chúng. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng cũng khá phức tạp do tốc độ khi nói thường sẽ nhanh và liên tục. Nhưng chỉ cần giảm tốc độ nói và thực hành thường xuyên thì người học có thể khắc phục được vấn đề. Dần dần nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên và bạn có thể cải thiện tốc độ nói sau đó.

Mẹo thứ hai là bắt đầu với chủ ngữ bất cứ khi nào có thể, chỉ trừ khi nhất thiết phải nhấn mạnh vào các từ khác như trạng từ chỉ thời gian hoặc nơi chốn. Khi người học không làm như vậy, họ sẽ thường đặt chủ ngữ ở vị trí thứ hai và xem từ ở vị trí đầu tiên được tách biệt khỏi phần còn lại của câu như trong tiếng Anh và nhóm ngôn ngữ Roman.

Ví dụ: Hôm nay tôi có lớp học tiếng Đức cơ bản (Today, I have a German lesson.)

  • Cách dùng sai: Heute, ich habe meinen Deutschunterricht.
  • Cách dùng đúng: Heute habe ich meinen Deutschunterricht.

Mẹo thứ ba là hình dung xem các động từ cần được đặt ở đâu và làm nổi bật chúng khi viết văn bản. Đầu tiên là phải thành thạo việc viết bằng tiếng Đức. Bạn càng viết nhiều thì bạn càng dễ dàng sắp xếp trật tự từ đúng và sau đó hãy ứng dụng khi nói.

Mẹo thứ tư là luôn bắt đầu bằng mệnh đề chính trước khi đi vào mệnh đề phụ. Khi không làm vậy, bạn sẽ gặp phải một trường hợp thường được gọi là “động từ, động từ”. Ví dụ:

  • Cách dùng đơn giản: Ich mache mehr Fehler, wenn ich mit Nebensätzen beginne.
  • Cách dùng phức tạp: Wenn ich mit Nebensätzen beginne, mache ich mehr Fehler. (trường hợp 2 động từ đứng liền nhau)

Lời khuyên thứ năm là hãy dừng một chút khi chọn liên từ mệnh đề phụ để có đủ thời gian hình dung ra động từ cần đặt ở cuối. Tương tự với mẹo đầu tiên, điều này sẽ khiến tốc độ nói của bạn chậm lại nhưng bằng cách luyện tập thường xuyên, bạn sẽ tiến bộ hơn và có phản xạ nhanh hơn.

2. Chủ ngữ và động từ không đồng nhất

Một vấn đề khác có liên quan đến vấn đề vị trí của động từ là chủ ngữ và động từ thường không thống nhất với nhau do người học chưa chọn được đúng động từ hoặc đơn giản là do nhầm lẫn. Họ muốn nói về bản thân họ nhưng không chia động từ hoặc chủ ngữ của họ ở số nhiều nhưng động từ lại ở số ít. Đây là lỗi rất thường gặp với cả người học tiếng Anh

Để khắc phục lỗi này, bạn có thể áp dụng mẹo thứ 2 đã đề cập ở trên, đó là bắt đầu với chủ ngữ bất cứ khi nào có thể để bạn không còn phải lo lắng về chủ ngữ và động từ trước khi bạn tạo lập các thành phần còn lại của câu.

3. Sai thì động từ

Đây cũng là một lỗi rất phổ biến không chỉ với tiếng Đức mà còn với cả tiếng Anh. Động từ trong tiếng Việt không cần chia mà được xác định qua các trợ từ. Do đó, người học tiếng Đức cơ bản có thể vô tình áp dụng quy tắc này với tiếng Đức.

Vậy phải làm sao để chia đúng thì của động từ? Hãy suy nghĩ về bối cảnh của hành động bạn đang muốn biểu đạt. Bạn đang nói về những gì đã xảy ra tuần trước hay bạn muốn kể cho một người bạn về kỳ nghỉ gần đây của mình? Bạn đang đưa ra kế hoạch cho những năm sắp tới? Hãy luôn đặt câu hỏi cho bản thân rằng hành động đó đã xảy ra chưa, xảy ra khi nào và đã kết thúc chưa. 

4. Lỗi phát âm

4.1. Chữ “z”

Chữ cái “z” trong tiếng Đức sẽ được phát âm như “ts” trong tiếng Anh. Ví dụ: “der Sturz” (sự cố).

4.2. Âm sắc “ö” và “ü”

Hai nguyên âm này được nhận định là khó phát âm nhất. Trong tiếng Anh, không tồn tại các nguyên âm phát âm giống như vậy. Do đó sẽ rất khó để phát âm nếu bạn áp dụng các quy tắc phát âm tiếng Anh vào với tiếng Đức. Điều này sẽ khiến người học tiếng Đức cơ bản gặp nhiều khó khăn.

Trong tiếng Việt, cách phát âm của nguyên âm “ö” là phát âm chữ e và khi đầu lưỡi đặt lên hàm trên thì phát âm chữ ô ngay lập tức. Với “ü”, bạn sẽ cần đọc âm “i”  theo tiếng Việt sau đó giữ nguyên và phát âm âm “u” thật nhanh.

Ban đầu việc phát âm các nguyên âm có thể gây khó khăn cho bạn nhưng chúng tôi tin rằng thực hành thường sẽ giúp cách phát âm của bạn trở nên tự nhiên hơn. Ngoài ra, bạn có thể nghe các video trên Internet để học cách người bản xứ phát âm các nguyên âm này.

4.3. Các cách phát âm của “ch”

Chữ “ch” có thể phát ra âm thanh khác nhau tùy thuộc vào chữ cái đứng trước nó. 

  • Nếu “i” hoặc “e” đứng trước “ch” thì nó sẽ phát âm nhẹ và được gọi là “ch” trong tiếng Việt. Để tạo ra âm thanh này, hãy chạm lưỡi vào vòm miệng hoặc vòm miệng cứng của bạn.
  • Nếu “a”,”o”, “u” hoặc “au” thì “ch” sẽ được đọc là “kh” và cách phát âm sẽ nặng hơn trường hợp trên.
  • Ngoài ra, “ch” cũng có thể được phát âm như “tr” trong tiếng Việt nếu xuất hiện trong các từ China, Chemie, Chirurg …

4.4. Từ “s”

Chữ cái này thường được đánh vần là “z” như trong tiếng Anh nhưng cũng giống với chữ “ch”, nó cũng có thể thay đổi theo từng trường hợp. 

Nếu “s” ở cuối từ, nó sẽ được phát âm như “zet” và trong các trường hợp khác, nó luôn được đánh vần giống như “z” trong tiếng Anh. 

Chữ “SS” kép luôn được đánh vần giống như “s” trong tiếng Anh.

4.5. Quy tắc “st” và “sp”

Nếu “st” ở đầu một từ thì nó được phát âm giống như “sht” trong tiếng Anh, trong khi “sp” ở đầu một từ được phát âm giống như “shp” trong tiếng Anh. Ví dụ như những từ như “die Straβe”, “der Strand”, “der Spaβ”.

Nếu “st” và “sp” ở cuối một từ thì sẽ được phát âm giống như “st” và “sp” trong tiếng Anh.

Để nhanh chóng khắc phục các lỗi về phát âm, bạn nên học kỹ bảng chữ cái và có thể nhờ người có chuyên môn hoặc theo học tại các trung tâm tiếng Đức uy tín tại Hà Nội để được giáo viên hướng dẫn và sửa các lỗi sai trực tiếp. 

5. Nhầm lẫn mạo từ xác định giống

Đã bao giờ bạn nghĩ các vật dụng như nĩa, dao, thìa sẽ có giới tính và được thể hiện qua cách xưng hô hay chưa? Trong tiếng Đức, nĩa là giống cái, dao là giống trung và thìa là giống đực. Đây là một điểm khác biệt trong tiếng Đức với các ngôn ngữ khác và có thể khiến bạn mắc nhiều lỗi sai khi sử dụng từ. 

Người học thường xuyên nhầm lẫn giống của danh từ trong tiếng Đức

Danh từ trong tiếng Đức được chia làm ba giống. Trên thực tế, giới được đề cập đến trong trường hợp này không thực sự là chỉ giới tính mà là ý nghĩa và hình thức của từ đó. 

Nếu bạn muốn học tiếng Đức cấp tốc hoặc muốn quá trình học tập của mình diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ nhất có thể, tốt nhất bạn nên bắt đầu chú ý đến mạo từ thích hợp cho từng từ ngay từ khi bắt đầu học tiếng Đức cơ bản. Nếu không chú ý, cách dùng từ sai có thể rất khó khắc phục bởi nó đã in sâu vào tiềm thức của người học.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo ghi nhớ như chú ý đến phần cuối của danh từ. Ví dụ: 

  • Những danh từ kết thúc bằng "-ung", "-schaft", "-heit" và "-keit" thường là giống cái. 
  • Những danh từ kết thúc bằng "-er," "-ling" và "-ismus" thường là giống đực.
  • Những danh từ kết thúc bằng "-nis," "-tum" và "-ment" là danh từ giống trung. 

Tham khảo từ: olesentuition.co.ukstudying-in-germany.org

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
261
Lượt xem

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay