Chuyển tới nội dung

Điều cần biết về tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Điều cần biết về tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Điều cần biết về tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Nếu bạn muốn học tiếng Đức thì nên xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc. Có một số điều cơ bản nhất về tiếng Đức cho người mới bắt đầu để bạn hiểu cũng như là có sự chuẩn bị phù hợp trước khi học.

Bảng chữ cái tiếng Đức

Bảng chữ cái là một trong những bước đầu tiên để bạn học tiếng Đức cơ bản. Nếu bạn gặp khó khăn khi nhận biết mặt chữ như trong tiếng Trung, tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn thì các chữ cái tiếng Đức lại rất quen thuộc. Tất cả đều là chữ cái Latinh, giống như tiếng Việt và tiếng Anh, chỉ có một vài ký tự bổ sung mà bạn sẽ phải làm quen. Nhưng bạn cũng không phải quá lo lắng bởi cách phát âm của tiếng Đức cũng có nhiều điểm tương đồng với tiếng Việt.

Bảng chữ cái tiếng Đức gồm có 30 ký tự chính, trong đó có 26 ký tự giống như trong bảng chữ cái tiếng Anh và bổ sung thêm 4 ký tự mới là: ä, ü, ö, ß.

Các trình độ tiếng Đức

Giống như tiếng Anh, tiếng Đức cũng được đánh giá trình độ dựa trên khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu CEFR. Như vậy, tiếng Đức cũng có 5 khung năng lực là A1, A2, B1, B2, C1, C2. Trong đó, trình độ A1, A2 là sơ cấp; B1, B2 là trung cấp và C1, C2 là cao cấp. 

5 sự thật thú vị về tiếng Đức 

Một trong những cách tốt nhất để học tiếng Đức cho người mới bắt đầu là hiểu biết và cảm thấy hứng thú với nó. Dù gần như sử dụng một bảng chữ cái nhưng tiếng Đức là một ngôn ngữ độc đáo với nhiều điểm khác biệt rõ ràng sẽ nổi bật đối với người dùng tiếng Việt hay tiếng Anh. Dưới đây là một vài ví dụ: 

  • Mọi danh từ trong tiếng Đức đều được viết hoa
  • Danh từ trong tiếng Đức có ba giống: der (giống đực), die (giống cái) và das (giống trung). Đây có thể được coi là nét đặc trưng trong tiếng Đức mà không phải ngôn ngữ nào cũng có. Để có thể ghi nhớ và nhuần nhuyễn được quy tắc này, hãy ghi nhớ giống của danh từ ngay từ khi bắt đầu học. Như vậy thì quá trình học sau này của bạn sẽ đơn giản hơn.
  • Tiếng Đức giống tiếng Anh khoảng 60% nhưng khi học bạn không nên áp dụng hoàn toàn cách phát âm trong tiếng Anh vào tiếng Đức. 
  • Denglish ngày càng phổ biến với người vừa học tiếng Anh, vừa học tiếng Đức. Denglish được hiểu là những từ lai giữa Đức và Anh, chẳng hạn như “die Aircondition” để chỉ máy điều hòa không khí hoặc “der McJob” để chỉ công việc được trả lương thấp.
  • Tiếng Đức thường có những từ ghép lớn (dài nhất dài 63 chữ cái): “Rindfleischetikettierungs – überwachungsaufgabenüber – tragungsgesetz” (luật ủy quyền giám sát việc dán nhãn thịt bò). 

Những phương ngữ khác của Đức người học tiếng Đức có thể gặp phải

Tiếng Đức là ngôn ngữ phổ biến nhất ở châu Âu, cùng với tiếng Anh, do đó việc bắt gặp tiếng Đức tại các quốc gia không phải Đức là điều hoàn toàn bình thường. Để dễ hình dung, bạn có thể nhận thấy tiếng Anh được nói ở Mỹ sẽ khác với tiếng Anh ở Anh hay ở Ấn Độ… Mỗi địa danh sẽ có cách sử dụng ngoại ngữ khác nhau và bạn có thể nhận biết và làm quen để có thể giao tiếp hiệu quả nhất.

1. Tiếng Đức vùng Bavaria (Bayerisch)

Nằm ở Đông Nam nước Đức, phương ngữ tiếng Đức ở đây khác với tiếng Đức gốc chủ yếu ở cách phát âm nguyên âm. Tuy nhiên, những khác biệt rõ ràng này khá rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn cho sinh viên du học Đức hay thậm chí là với cả người bản xứ. 

2. Tiếng Đức Thụy Sĩ (Schwiizerdütsch)

Tiếng Đức là một trong nhiều ngôn ngữ chính ở Thụy Sĩ, nó thường được giới hạn ở khu vực nói tiếng Đức của Thụy Sĩ. Cách phát âm ở đây khác biệt đáng kể so với tiếng Đức chuẩn. 

3. Tiếng Đức Áo (Österreichisches Deutsch)

Mặc dù rất giống với tiếng Đức và cách sử dụng có điểm tương đồng nhưng cũng giống với tiếng Đức Thụy Sĩ, cách phát âm tiếng Đức Áo có điểm khác biệt đáng kể so với tiếng Đức chuẩn. Người Đức và người Áo có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách nói.

4. Phương ngữ Thượng Saxon (Sächsisch)

Säschsisch chủ yếu được nói ở phía đông nước Đức và được coi là một trong những nhánh phía đông của miền Trung nước Đức. Mặc dù về mặt ngôn ngữ tương tự như tiếng Đức tiêu chuẩn nhưng nhiều người nói tiếng Đức nhanh chóng chỉ ra sự khác biệt rõ rệt về giọng (Tượng tự với Anh - Anh và Anh - Mỹ).

Học tiếng Đức có khó không?

Mặc dù có những điểm tương đồng với tiếng Anh, Viện Dịch vụ Đối ngoại (FSI) xếp Đức là ngôn ngữ Loại 2 . Để dễ hình dung hơn, nhóm ngôn ngữ Roman đều được phân loại là Loại 1. Điều này có nghĩa là chúng mất khoảng 575 – 600 giờ để học theo FSI. Đức (ngôn ngữ loại 2 duy nhất) cần khoảng 750 giờ để học. 

Tất nhiên, thời gian này chỉ mang tính tham khảo vì thời gian thực tế để một người học ngoại ngữ mới chắc chắn sẽ rất khác nhau. Nhưng số liệu này cũng phần nào giúp người đọc hình dung được độ khó của tiếng Đức. 

Tiếng Đức là một ngôn ngữ khó

Mất bao lâu để học tiếng Đức?

Chúng tôi có thể khẳng định là không có câu trả lời bạn sẽ mất bao lâu để bạn có thể thông thạo tiếng Đức. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của bạn. Nếu bạn sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian để học tiếng Đức thì trình độ của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ rất nhanh. 

Ngoài ra, việc bạn cần học tiếng Đức để du học Đức hoặc phục vụ cho công việc sẽ khác với việc bạn học để đi du lịch hoặc cho các mục đích khác. Nhiều trường đại học ở Đức có yêu cầu sinh viên phải đạt được chứng chỉ B2 để đủ điều kiện xét hồ sơ. Trong khi đó, nếu bạn chỉ đến Đức du lịch thì bạn có thể chỉ cần đạt mức A2 đến B1 là có thể thoải mái giao tiếp với người dân địa phương.

Các hình thức học tiếng Đức phổ biến hiện nay

Khác với tiếng Anh rất phổ biến, không phải trường đại học nào ở Việt Nam cũng dạy tiếng Đức. Có một số trường có ngành ngôn ngữ Đức bạn có thể theo học như Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội… Nếu bạn không theo học ở những trường này thì có thể học tiếng Đức ở đâu để hiệu quả nhất?

Có 2 hình thức học tiếng Đức được sinh viên áp dụng hiện nay là tự học và học tại trung tâm tiếng Đức uy tín tại Hà Nội:

1. Tự học

Tự học tiếng Đức là có thể nhưng không dành cho tất cả mọi người. Khi đã quyết định tự học tiếng Đức hay bất kể ngoại ngữ nào khác, bạn cần phải có sự nỗ lực, kiên nhẫn và đặc biệt chăm chỉ. 

Khó khăn lớn nhất khi tự học tiếng Đức là bạn phải có lộ trình hợp lý và phù hợp với khả năng của mình. Cùng với đó là bạn sẽ khó nhận biết được khi nào mình mắc lỗi để kịp thời sửa chữa và khắc phục. 

Tự học là một hình thức học tiếng Đức phổ biến

2. Học tại trung tâm tiếng Đức

Nếu bạn nhận thấy mình không có khả năng tự học tại nhà thì học tại trung tâm chính là lựa chọn hợp lý nhất. Khi theo học tại trung tâm dạy tiếng Đức uy tín ở Hà Nội, bạn sẽ được cung cấp tài liệu học tập uy tín và được chuẩn bị để phù hợp với khả năng và trình độ của mình.

Đặc biệt, nếu bạn học tại các cơ sở uy tín thì sẽ được dạy bởi đội ngũ giáo viên chất lượng cao, thậm chí ở nhiều trung tâm sẽ tạo điều kiện cho bạn giao tiếp với người bản xứ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều để bạn phát triển khả năng nghe - nói bằng tiếng Đức. 

Bên cạnh đó, các trung tâm thường sẽ tổ chức các buổi đánh giá định kỳ để kiểm tra trình độ của học viên. Dựa trên cơ sở điểm số học viên đạt được, đội ngũ giáo viên tại trung tâm sẽ có những chuẩn bị về tài liệu, phương pháp dạy để phù hợp với năng lực của học viên.

Tham khảo từ: optilingo.com

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
296
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay