Chi tiết Chi Phí du học Đức tại Việt Nam và chi phí sống hàng tháng tại Đức
Chi tiết Chi Phí du học Đức tại Việt Nam và chi phí sống hàng tháng tại Đức
Chi phí cho du học sinh đức sẽ chia thành hai phần, phần đầu là những khoản phí phát sinh tại việt nam và phần hai là phí phát sinh hàng tháng khi sang Đức (bao gồm cả chi phí ăn ở)
Để quyết định đi du học Đức, các bạn du học sinh cần phải đặt vô vàn các tiêu chí lên bàn cân và một trong số đó không thể không tính đến chi phí du học Đức. Mỗi năm, các chi phí đều có xu hướng tăng dần lên, vì vậy các bạn du học sinh nên tham khảo chi tiết từ những bài viết MỚI NHẤT trên trang tin UY TÍN.
Nhìn chung, chi phí sinh hoạt tại Đức thật sự không quá đắt khi so với những nước khác cùng trong khu vực châu Âu. Tuy nhiên, để có thể bảo đảm việc học hành, các bạn cần phải tính toán chính xác các chi phí cần thiết cho sinh hoạt và học tập. Vậy hãy cùng NDF tìm hiểu xem những loại chi phí nào cần chuẩn bị cho chuyến du học mơ ước này và chi phí đó hết bao nhiêu nhé!
Vậy, tổng quan thì chi phí du học Đức là bao nhiêu?
Chi phí cho du học sinh Đức sẽ chia thành hai phần: Phần đầu là những khoản phí phát sinh tại Việt Nam và phần hai là phí phát sinh hàng tháng khi sang Đức (bao gồm cả chi phí ăn ở )
Những chi phí trước khi sang Đức (tại Việt Nam)
Chi phí học Tiếng Đức hết B1 hoặc B2
Bạn cần phải đạt TRÌNH ĐỘ TIẾNG ĐỨC TỐI THIỂU B1 là một trong những điều kiện tiên quyết để bạn xin Visa sang Đức theo chương trình đại học. Hầu hết các trường Đại học Đức đã yêu cầu học viên phải đạt B2 khi bắt đầu nộp hồ sơ.
Chi phí cho mỗi khóa học sẽ phục thuộc vào từng trung tâm khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ rơi vào khoảng từ 32-35 triệu để học hết B1 và thêm 15-17 triệu khi đăng ký học một khóa B2.
Chi phí thi chứng chỉ ngoại ngữ
Để xác nhận bạn đang đang ở trình độ B1 hoặc B2. Các bạn sẽ phải thi và đỗ Bằng tiếng Đức B1 hoặc B2. Địa điểm đăng ký tại Goethe hoặc Đại học Hà Nội với mức lệ phí khoảng 4 triệu cho 4 kỹ năng: Nghe-Nói-Đọc-Viết.
Ngoài ra, đối với trình độ B2/C1, bạn có thể đăng ký thi bằng TestDaF. Bạn có thể đăng ký qua trang https://www.testdaf.de/de/ với mức lệ phí khoảng 3 triệu (100 Euro).
Chi phí chuẩn bị các loại giấy tờ khác
Ngoài chứng chỉ tiếng Đức, tuỳ vào mỗi trường, mỗi ngành học khác nhau lại có thể có yêu cầu về giấy tờ riêng. Du học sinh có thể sẽ phải hoàn thành thêm một số thủ tục sau (các giấy tờ này là khác nhau đối với từng trường hợp).
Thủ tục thẩm tra APS: 150$ hoặc 250$ (với những bạn tham gia phỏng vấn APS)
Thi TestAS: 80 Euro
Chi phí dịch thuật
Các giấy tờ ở Việt Nam phải được dịch thuật công chứng sang Tiếng Đức. Chi phí dịch thuật tài liệu Việt Đức dao động từ 80.000 – 100.000 VND/trang (có thể cao hơn nếu lấy ngay). Với giấy tờ đi du học, phí dịch thuật của chúng ta sẽ rơi vào từ 2,5 triệu tới 3 triệu.
Tổng hợp lại chi phi tại Việt nam
Chi phí học tiếng: 32-35 triệu (học từ A1 tới B1), thêm 15-17 triệu khi học B2
Chi phí chứng chỉ ngoại ngữ: 3,5 triệu – 4 triệu
Chi phí thẩm tra APS: 150 USD hoặc 250 USD với những bạn tham gia phỏng vấn APS)
Chi phí Test AS: 80 Euro
Chi phí dịch thuật giấy tờ: Khoảng 2,5-3 triệu VND
___________________________
Tổng: 50 triệu VND
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ bạn đã có thể nộp đơn xin xét tuyển vào học tại trường ở bên Đức được rồi!.
Các loại chi phí khi sang Đức
Ngoài các chi phí chuẩn bị cho chuyến du học, sau khi sang Đức, du học sinh còn phải tính đến các loại chi phí sinh hoạt như tiền ăn, tiền bảo hiểm sức khỏe, tiền đi lại, tiền thuê nhà. Sinh viên ở mỗi thành phố và bang khác nhau sẽ trả những mức chi phí khác nhau. Các bạn du học sinh nên tìm hiểu mức sống trung bình ở từng nơi để chọn được thành phố phù hợp với bản thân. Dưới đây mình sẽ liệt kê một số loại chi phí cơ bản mà một sinh viên học tại Đức phải chi trả hàng tháng:
Tiền học phí
Đa số các trường đại học tại Đức sẽ được hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Vì thế dù là trường đại học hay thạc sĩ Các bạn sinh viên đang có ý định du học Đức có thể hoàn toàn yên tâm, bởi vì tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có trường đại học công lập nào ở Đức thu học phí với cả sinh viên trong nước lẫn sinh viên quốc tế. Vào đầu mỗi kỳ học, bạn chỉ phải đóng một khoản tiền học kỳ (Semesterbeitrag), số tiền này rơi vào khoảng 150-350 Euro tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau. Khoản tiền này bao gồm chi phí cho các phương tiện giao thông công cộng di chuyển trong thành phố, mượn sách trong thư viện trường...Bên cạnh đó, với thẻ sinh viên, bạn sẽ được giảm giá khi tham quan bảo tàng, đi uống cà phê cùng bạn bè, khi đăng ký chơi thể thao...
Ở Đức cũng có những trường dân lập dành cho sinh viên, mức phí để học một kỳ tại trường dân lập này rơi vào khoảng 4000-5000 Euro, nhưng tính ra thì mức học phí này chưa cao bằng học phí tại các nước như Mỹ, Anh, Úc hay một số quốc gia cùng nằm trong khối liên minh Châu Âu.
Tiền thuê nhà
Tiền thuê nhà là khoản chi phí mà bạn sẽ phải trả hàng tháng, chi phí này cũng phụ thuộc vào mức sống của từng thành phố. Với các bạn sinh viên, xin được một phòng trong ký túc xá sinh viên của trường là tiện và rẻ nhất. Mỗi trường đều có khu ký túc xá riêng, sau khi nhận được giấy báo nhập học của trường, bạn có thể lên mạng đăng ký một phòng ký túc trước qua trang Web của trường. Thông thường, sinh viên sẽ phải chờ từ một đến bốn kỳ để được nhận một phòng trong ký túc, vì số lượng sinh viên đăng ký ở các kỳ đều rất đông. Và đặc biệt là kỳ nào tại các trường cũng có các bạn sinh viên quốc tế sang học trao đổi, những bạn sinh viên này sẽ được ưu tiên nhận phòng trong ký túc xá của trường trước. Mức giá trung bình mà bạn phải trả cho một phòng thuê trong ký túc xá là 180-260 Euro một tháng, số tiền này đã bao gồm các khoản phụ phí như: tiền đổ rác, tiền điện nước, có nơi sẽ bao gồm tiền Internet. Nếu khoản tiền trên chưa bao gồm tiền Internet thì bạn sẽ phải trả thêm khoảng 20 Euro một tháng cho tiền lắp đặt mạng.
Trong trường hợp mà bạn không được nhận một phòng trong ký túc xá của trường, bạn buộc phải thuê nhà của tư nhân ở ngoài, số tiền thuê một phòng sẽ phụ thuộc vào từng thành phố và bang khác nhau. Ví dụ nếu ở thành phố Munich, bạn sẽ phải trả khoảng 370-430 Euro cho một phòng ở trong một căn hộ 3 người, thế nhưng mức chi phí này chỉ rơi vào khoảng 190-270 Euro ở thành phố Leipzig. Các bạn du học sinh nên cân nhắc thành phố nào có mức sống phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
Tiền bảo hiểm
Ở Đức, việc mua bảo hiểm sức khỏe cá nhân là bắt buộc 100% đối với tất cả các nhóm đối tượng. Thời gian đầu khi bạn vẫn còn học tiếng Đức để chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào dự bị, kỳ thi DSH hoặc là đang học chương trình dự bị, bạn có thể mua bảo hiểm của một hãng bảo hiểm tư nhân. Một số hãng bảo hiểm tư nhân mà bạn có thể tham khảo như: Mawista 33 Euro/tháng, HanseMerkur 43 Euro/ tháng... Với mỗi hãng bảo hiểm và gói bảo hiểm mà bạn phải trả khác nhau, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi y tế khác nhau khi đi khám chữa bệnh.
Còn khi bạn đã chính thức học tại một trường đại học tại Đức, bạn phải ký hợp đồng bảo hiểm với một hãng bảo hiểm công. Một số hãng bảo hiểm công được nhiều sinh viên dùng như: AOK 90 Euro/tháng, DAK 89 Euro/tháng, TK 88 Euro/tháng...Khi đi khám, bạn chỉ cần cầm theo theo thẻ bảo hiểm, những chi phí khám chữa bệnh phòng khám hoặc bệnh viện sẽ gửi hóa đơn cho bên bảo hiểm mà bạn đăng ký sau.
Tiền sinh hoạt
Với du học sinh, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí sinh hoạt đến mức tối thiểu đó là tự đi chợ và nấu ăn tại nhà. Ở Đức, có rất nhiều loại thực phẩm đa dạng được bày bán trong các chuỗi siêu thị bình dân như Aldi, Netto, Lidl...các bạn có thể tự đi chợ cho những bữa ăn hàng ngày, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn khi bạn đi ăn ở ngoài hàng. Ở ngoài, bạn có thể phải tốn ít nhất là 7 Euro đồ ăn và 3 Euro cho đồ uống, tổng cộng bạn sẽ mất ít nhất 10 Euro cho một bữa ăn ở ngoài. Còn nếu bạn tự nấu ăn ở nhà, một tháng bạn có thể chỉ mất khoảng 120 Euro cho tiền ăn hàng tháng. Giá cả của các loại thực phẩm trong các siêu thị không có sự chênh lệch nhiều giữa các thành phố và các bang, giá thực phẩm là giá cố định không phụ thuộc nhiều vào các vùng và thành phố.
Ngoài tiền ăn, du học sinh còn cần phải trả thêm một số các loại phí như phí Radio ZDF là 17 Euro một tháng. Nếu bạn ở một mình một căn hộ hay một phòng đơn độc lập trong ký túc xá, bạn sẽ phải tự trả số tiền này một mình, còn nếu bạn ở chung trong một căn hộ với những bạn khác, bạn có thể hỏi và các bạn có thể chia số tiền này và cùng nhau đóng hàng tháng.
Mỗi đầu kỳ, bạn cần phải trả một khoản tiền phí học kỳ (Semesterbeitrag), với số tiền đã đóng này, bạn có thể được sử dụng những phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trong thành phố hoặc trong nội bộ bang. Thế nhưng, có thể có nhiều khoản phát sinh cho việc đi lại như tiền đi tàu xe khi đi du lịch sẽ mất khoảng 200 Euro, số tiền này tùy thuộc vào mức độ đi chơi, du lịch của từng bạn.
Bạn sẽ buộc phải có 8820 Euro trong tài khoản phong tỏa khi mới qua Đức, bạn được phép rút số tiền này để chi trả cho chi phí sinh hoạt khi mới sang Đức. Người ta tính trung bình một sinh viên cần phải chi trả 735 Euro/tháng khi sống và học tập tại Đức. Các bạn lưu ý, nếu tài khoản của bạn bị phong tỏa thì số tiền tối đa mà bạn có thể sử dụng từ tài khoản là 735 Euro trong một tháng, các bạn cần tính toán chi tiêu sao cho hợp lý, tránh gây ra tình trạng mới đến giữa tháng mà bạn đã tiêu hết tiền đến hạn mức mà bạn được phép sử dụng.
Trên đây là những khoản chi phí cơ bản mà các bạn sinh viên cần phải trả trong một tháng. Còn một số loại chi phí phát sinh như: tiền đồ dùng học tập, tiền đi tập thể thao, tiền quần áo...mình sẽ không viết cụ thể trong bài viết này, vì những khoản này phụ thuộc vào nhu cầu của từng bạn khác nhau. Mình sẽ liệt kê lại một lần nữa trung bình tổng các khoản chi phí khi qua Đức mà các bạn cần phải chi trả trong một tháng như sau:
- Tiền thuê nhà: 230 Euro
- Tiền bảo hiểm: 90 Euro
- Tiền ăn uống: 120 Euro
- Tiền Radio ZDF: 17 Euro
- Tiền phát sinh: 100 Euro
- Tiền phí học kỳ (đầu kỳ): 180 Euro
- Tổng chi phí: 737 Euro
Mức sống và các khoản chi phí sinh hoạt ở Đức được đánh giá khá là hợp lý so với mặt bằng chung của Châu Âu, đặc biệt là với chế độ miễn học phí tại hầu hết tất cả các trường đại học trên toàn nước Đức, nhiều bậc phụ huynh cũng lựa chọn Đức là điểm đến trong tương lai cho con em mình. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn những khoản chi phí mà bạn cần chuẩn bị và những khoản chi phí hàng tháng mà bạn cần trả khi sinh sống và học tập tại Đức, từ đó có thể chuẩn bị thật tốt mọi hành trang cho chuyến du học Đức của mình.
Chúc các bạn thành công trên con đường học tập của mình!
Kinh nghiệm du học Đức
14/09/2016Để nói tốt tiếng Đức như tiếng Việt?
21/08/2016Du học Đức: Uni - assist
15/08/2016Luyện thi tủ không thể đi du học Đức
15/08/2016Học tiếng Đức để Du học Đức
21/05/2016Mở tài khoản đi du học Đức như thế nào?
21/05/2016Vừa học - Vừa làm tại CHLB Đức
21/05/20163 điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn Du Học Đức
16/05/2016Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.
Đăng ký ngay