Học tiếng Đức cơ bản qua văn hóa Đức
Học tiếng Đức cơ bản qua văn hóa Đức
Để có thể thực sự hiểu và sử dụng thành thạo tiếng Đức, người học nên tìm hiểu về văn hóa quốc gia này trước. Học tiếng Đức cơ bản qua văn hóa Đức cũng có thể giúp quá trình học trở nên thú vị hơn.
Tìm hiểu về văn hóa Đức khi học tiếng Đức quan trọng như nào?
Lợi ích lớn nhất của tìm hiểu về văn hóa Đức là giúp bạn hiểu bối cảnh sử dụng tiếng Đức. Biết về văn hóa, các ngày lễ, truyền thống và chuẩn mực xã hội của Đức có thể sẽ rất có ích nếu bạn muốn tìm hiểu về những nguồn gốc những thành ngữ tiếng Đức, tránh trường hợp hiểu sai hoặc nhầm lẫn khi sử dụng.
Ví dụ, cụm từ “den inneren Schweinehund überwinden” nếu được dịch theo nghĩa đen thì là “vượt qua bản tính lợn-chó bên trong”. Và nếu chỉ nhìn vào mặt nghĩa này thì không ai có thể hiểu được hàm ý của câu. Thực tế thì cụm từ này ám chỉ việc chế ngự, vượt qua sự lười biếng hoặc lười nhác bên trong con người.
Đọc thêm: Một số từ tiếng Đức thú vị cho người mới bắt đầu
Khi đã có thể hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ, bạn sẽ không còn bối rối khi bắt gặp các cụm từ tương tự như vậy khi giao tiếp với người bản xứ và có thể áp dụng nó vào đúng ngữ cảnh của cuộc trò chuyện. Đây sẽ là điều kiện quan trọng giúp sinh viên du học Đứchọc tiếng Đức cơ bản hiệu quả và có thể tiến bộ nhanh hơn.
Từ vựng tiếng Đức gắn với một số khía cạnh văn hóa
1. Ẩm thực
Ẩm thực Đức tương đối đa dạng và mang tính vùng miền. Các món làm từ thịt bò và thịt lợn phổ biến hơn cả.
Một số món thịt đặc trưng của Đức bao gồm Bratwurst (một loại xúc xích), Schweinekrustenbraten (Thịt lợn nướng giòn), Schweinshaxe (giò heo), Schnitzel (thịt lát mỏng) và Frikadellen (thịt viên Đức). Những món này thường được ăn kèm với các món ăn kèm như salad khoai tây, bắp cải lên men hoặc Spaetzle (mì trứng mềm).
Các món ăn thường được kết hợp bắp cải, các sản phẩm từ sữa và nhiều loại gia vị và thảo mộc khác nhau như ớt cayenne và húng tây. Khi ăn các loại thịt thì Rahmsoße (nước sốt kem) không thể thiếu. Bia thường đóng vai trò trong nấu ăn để tăng hương vị của các món ăn như Sauerbraten (thịt nướng truyền thống) ướp bia.
Ẩm thực Đức món Schweinekrustenbraten
Khi nhắc đến ẩm thực Đức thì không thể không nhắc tới các loại bánh mì và bánh quy xoắn - món ăn thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế khi đến Đức. Có gần 10.000 tiệm bánh trên khắp nước Đức với các loại bánh như Roggenbrot (bánh mì lúa mạch đen), Vollkornbrot (bánh mì lúa mạch đen nguyên cám), Brötchen (bánh cuộn) hoặc Kleingebäck (bánh ngọt nhỏ).
Ngoài ra còn có nhiều món tráng miệng ngon mà bạn có thể tìm thấy ở Đức như Schwarzwälder Kirschtorte (bánh Rừng Đen), Apfelstrudel (bánh táo), Lebkuchen (bánh quy gừng) và Stollen (bánh trái cây Giáng sinh)...
2. Ngày lễ
- Neujahrstag (Ngày đầu năm mới): Cũng như nhiều quốc gia khác, 1/1 dương lịch là ngày đầu tiên của năm mới. Người Đức kỷ niệm ngày này bằng pháo hoa, tiệc tùng và họp mặt gia đình. Họ chúc nhau với lời chúc Frohes Neues (Jahr)! (Chúc mừng năm mới!).
- Karfreitag (Thứ Sáu Tuần Thánh): Ngày lễ này được tổ chức vào thứ Sáu trước Chủ Nhật Phục Sinh để đánh dấu ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá.
- Ostermontag (Thứ Hai Phục Sinh): Đây là thứ hai sau Chủ Nhật Phục Sinh, nổi tiếng với các cuộc tụ họp gia đình, săn trứng Phục Sinh và các bữa ăn lễ hội.
- Tag der Arbeit (Ngày Lao động). Ngày lễ này được tổ chức hàng năm vào 1/5 để tôn vinh quyền của người lao động. Ngày lễ này được đánh dấu bằng các cuộc biểu tình, mít tinh và các sự kiện công cộng khác.
- Christi Himmelfahrt (Ngày lễ Thăng Thiên): Ngày lễ được người Công giáo cử hành thông qua các buổi lễ nhà thờ và các buổi họp mặt gia đình; đồng thời cũng đánh dấu Vatertag (Ngày của Cha).
- Pfingstmontag (Lễ Hạ trần): Lễ Hạ trần là ngày lễ của Cơ đốc Giáo, được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh. Vì nó luôn rơi vào Thứ Hai, nhiều người tận dụng kỳ nghỉ cuối tuần dài để dành thời gian cho gia đình, thường là đi dã ngoại và các hoạt động ngoài trời khác.
- Tag der Deutschen Einheit (Quốc Khánh): Vào ngày 3/10 hàng năm, người Đức kỷ niệm ngày thống nhất Đông và Tây Đức vào năm 1990. Ngày lịch sử này được đánh dấu bằng các sự kiện trên khắp đất nước, bao gồm lễ hội kéo dài ba ngày tại Berlin quanh Platz der Republik và Cổng Brandenburg.
- Weihnachtstag (Lễ Giáng sinh): Giáng sinh vào ngày 25/10 hàng năm và là một trong những lễ hội phổ biến nhất ở Đức, ngay cả với những người không theo tôn giáo.
- Zweiter Weihnachtstag (Ngày tặng quà): Đây là ngày sau Giáng sinh và là ngày để người Đức thư giãn, giải trí và dành thời gian cho những người thân yêu.
Một khu chợ tại Đức vào ngày lễ giáng sinh
Ngoài ra, nếu bạn du học Đức ở một số tiểu bang hoặc khu vực cụ thể, bạn có thể thấy có một số ngày lễ truyền thống khác như Heilige Drei Könige (Lễ Hiển Linh), Fronleichnam (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa), Reformationstag (Ngày Cải cách) và Allerheiligen (Ngày Các Thánh).
3. Lễ hội truyền thống
- Beethovenfest: Beethovenfest là lễ kỷ niệm nhạc cổ điển thường niên tại Bonn - nơi sinh của Ludwig van Beethoven. Đây là dịp để tôn vinh các tác phẩm của nhà soạn nhạc với khoảng 80 sự kiện lớn nhỏ.
- Berlinale (Liên hoan phim quốc tế Berlin): Berlinale là một liên hoan phim lớn được tổ chức tại Berlin và giới thiệu khoảng 200 bộ phim thuộc nhiều thể loại và định dạng khác nhau. Liên hoan quy tụ những diễn viên và đạo diễn điện ảnh từ khắp nơi trên thế giới.
- Cannstatter Volksfest (Lễ hội bia Stuttgart): Lễ hội truyền thống này kéo dài ba tuần ở Stuttgart và diễn ra vào khoảng cuối tháng 9 cho đến giữa tháng 10. Lễ hội được tổ chức với rất nhiều lều bia, diễu hành ngoạn mục vào Chủ Nhật đầu tiên của lễ hội, các gian hàng ở chợ thương mại, nhạc và nhiều hoạt động khác.
- Karneval/Fasching (Lễ hội hóa trang): Lễ hội hóa trang là một truyền thống lâu đời ở Đức, có từ thời Trung cổ. Các lễ hội sau đó được đưa vào lịch nhà thờ để kỷ niệm sáu tuần trước lễ Phục sinh, trước thời kỳ ăn chay. Bạn có thể thấy những lễ hội này ở khắp mọi vùng của Đức, mỗi nơi đều có trang phục, diễu hành đầy màu sắc và truyền thống riêng. Lễ diễu hành Rosenmontag ở Cologne là một trong những lễ hội hóa trang lớn nhất và phổ biến nhất.
- Weihnachtsmärkte (Chợ Giáng sinh): Rất ít quốc gia có chợ Giáng sinh như Đức. Phiên chợ được diễn ra hàng năm từ cuối tháng 11 đến những ngày cuối cùng trước Giáng sinh, các gian hàng đầy màu sắc nổi tiếng với không khí lễ hội, Glühwein (rượu vang hâm nóng), Bratwurst...
- Ostermärkte (Chợ Phục sinh): Một hoặc hai tuần trước lễ Phục sinh, các chợ mở cửa trên toàn quốc để chào đón ngày lễ với đồ thủ công làm bằng tay, trứng Phục sinh và kẹo, hoa…
- Oktoberfest (Lễ hội Tháng Mười): Đây là lễ hội bia lớn nhất thế giới và phổ biến nhất ở Đức, được tổ chức tại Munich. Hàng triệu du khách đến lễ hội mỗi năm để thưởng thức bia địa phương, ẩm thực Bavaria và tham gia các trò chơi lễ hội.
- Rhein in Flammen (Lễ hội Pháo hoa): Chuỗi lễ hội pháo hoa này mang đến những màn trình diễn ngoạn mục tại nhiều địa điểm dọc theo sông Rhine.
4. Nghi thức xã giao
Ở Đức, thông thường người ta sẽ chào nhau bằng câu Hallo (xin chào, thường được sử dụng trong ngữ cảnh không trang trọng) hoặc Guten Tag (xin chào) mang tính trang trọng hơn và thường được sử dụng để chào hỏi với người lạ hoặc chào hỏi khi đến công ty, cửa hàng… Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự biết rõ người đó, bạn không cần phải nói chuyện phiếm vì người Đức không thích điều này.
Khi bạn rời khỏi một nơi nào đó, hãy nói Auf Wiedersehen (trang trọng) hoặc Tschüss (không trang trọng) để tạm biệt .
Việc xưng hô đúng với mọi người cũng quan trọng không kém trong các tương tác xã hội. Ngôn ngữ cung cấp hai dạng kiểu xưng hô “bạn”: “du” và “Sie”.
- Du là cách xưng hô mang tính thân mật nên được dùng để xưng hô với bạn bè và người thân trong gia đình;
- Sie là cách nói trang trọng, được dùng với người lạ hoặc để thể hiện sự tôn trọng.
Việc sử dụng Bitte (làm ơn) khi đưa ra yêu cầu và Danke (cảm ơn) khi bày tỏ lòng biết ơn là phép lịch sự tối thiểu. Người Đức rất tôn trọng thái độ của người đối thoại nên bạn cũng cần thể hiện thái độ tương tự và nắm rõ nghi thức xã giao này ngay từ khi mới học tiếng Đức cho người mới bắt đầu.
Phương pháp học tiếng Đức cơ bản qua văn hóa Đức
1. Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng
Một trong những cách hiệu quả nhất để tìm hiểu về văn hóa Đức là xem nhiều các bộ phim và chương trình truyền hình Đức, nghe nhạc và podcast Đức, đọc sách và báo bằng tiếng Đức.
Các phương tiện truyền thông đại chúng luôn cung cấp và phản ánh các mặt của đời sống văn hóa, sinh hoạt Đức nên qua đó bạn có thể tiếp xúc với cách sử dụng tiếng Đức của người bản xứ và hiểu sâu hơn về xã hội Đức đương đại.
Ngoài ra, bạn có thể đọc hoặc xem thêm các loại tài liệu tham khảo liên quan tới văn hóa, thành ngữ và giọng vùng miền vì nó có thể hữu ích nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về đặc trưng các vùng miền của nước Đức.
2. Giao lưu với người bản xứ
Không có cách học ngoại ngữ nào hiệu quả hơn thực hành với người bản xứ. Nếu bạn có điều kiện du học hoặc du lịch Đức thì đây chính là cơ hội cho bạn. Nếu không, bạn có thể sử dụng mạng xã hội hoặc các ứng dụng kết nối trực tuyến để giao tiếp với người bản xứ.
Nói chuyện với người Đức giúp bạn thành thạo ngôn ngữ tốt hơn
Khi nói chuyện với người bản xứ, đừng ngại đặt câu hỏi về văn hóa và truyền thống đất nước họ. Người Đức tự hào về văn hóa của họ nên họ sẽ không ngần ngại để giới thiệu và giải đáp các thắc mắc của bạn.
3. Tham gia các hoạt động văn hóa
Tham gia các hoạt động văn hóa chắc chắn sẽ giúp quá trình học tiếng Đức trở nên thú vị và đáng nhớ hơn là chỉ ngồi một chỗ và bù đầu vào sách vở. Hãy cân nhắc tham gia các câu lạc bộ văn hóa Đức, tham dự các lễ hội Đức tại địa phương hoặc tham gia các hội thảo về ngôn ngữ và văn hóa. Khi trải nghiệm trực tiếp các truyền thống văn hóa tại quốc gia này, các từ vựng bạn đã được học sẽ trở nên hữu ích và có giá trị hơn.
Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.
Đăng ký ngay