Chuyển tới nội dung

Nghi thức xã giao tại Đức: Nên và không nên

Nghi thức xã giao tại Đức: Nên và không nên

Nghi thức xã giao tại Đức: Nên và không nên

Tìm hiểu nghi thức xã giao tại Đức là cần thiết nếu bạn đang hoặc có dự định du học Đức. Bạn nên biết mình nên và không nên làm gì trước khi tiếp xúc với người Đức để tránh những tình huống không đáng có. Sự khác biệt về văn hóa rất dễ gây ra hiểu lầm. Có những cử chỉ, hành động hay lời nói được coi là lịch sự và bình thường ở Việt Nam lại có thể bị coi là bất lịch sự khi ở Đức. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu trước về văn hóa Đức nói chung trước khi du học Đức.

8 điều nên làm trong nghi thức xã giao tại Đức

1. Bắt tay

Người Đức thích bắt tay. Khi tham gia vào một cuộc trò chuyện, trước tiên họ sẽ thường bắt tay từng người để chào hỏi và bắt tay trước khi họ rời đi. Hành động bắt tay này không chỉ được áp dụng trong môi trường kinh doanh mà còn trong cả nghi thức xã giao thông thường.

Đối với bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình, bạn có thể ôm thay vì bắt tay. Nhưng lưu ý là đừng ôm ở nơi làm việc. Kể cả khi gặp người thân ở đây, bạn vẫn chỉ nên bắt tay với họ.

2. Nói xin chào và tạm biệt

Khi bạn vào nhà hàng, hàng tạp hóa hoặc phòng chờ tại phòng khám bệnh, hãy chào mọi người ở đó. Bạn không cần phải bắt chuyện với họ, chỉ cần tiếp tục mua sắm hoặc ngồi xuống một cách im lặng. Bạn có thể nói Auf Wiedersehen hoặc Tschüss khi rời đi. Cả hai từ này đều có nghĩa là tạm biệt.

Chủ động học tiếng Đức để sẵn sàng giao tiếp kkhi cần thiết

Chủ động học tiếng Đức để sẵn sàng giao tiếp kkhi cần thiết 

Bạn cũng nên chủ động học tiếng Đức cơ bản để sẵn sàng giao tiếp với người Đức khi cần thiết. Tất nhiên bạn có thể sử dụng tiếng Anh để trò chuyện nhưng tiếng Đức vẫn nên được ưu tiên hơn. Kể cả khi bạn giao tiếp bằng tiếng Đức không thực sự chuẩn, họ vẫn sẽ ghi nhận những nỗ lực của bạn.

3. Đúng giờ

Sau khi sinh sống và học tập tại Đức, bạn có thể nhận thấy người Đức rất đúng giờ. Khi một người Đức muốn gặp bạn lúc 9 giờ, họ thực sự muốn nói đến 9 giờ, không phải 9:15 hay 9:30. 

Tất nhiên bạn không cần phải đến chính xác khoảng thời gian đó bởi có thể xảy ra những tình huống bất ngờ không lường trước khi di chuyển đến điểm hẹn. Nhưng nếu bạn chắc chắn mình không thể đến đúng thời gian hẹn, hãy gọi điện cho đối phương và thông báo trước. Đến muộn mà không có lý do chính đáng sẽ bị coi là bất lịch sự.

Quy tắc này cũng được áp dụng cho đi làm và các cuộc họp tại công ty. Đối với các cuộc hẹn quan trọng, ví dụ như đến xem phòng trọ thì tốt hơn hết là bạn nên đến sớm hơn vài phút.

4. Đặt lịch hẹn

Người Đức thích hẹn gặp, không chỉ áp dụng cho các cuộc họp kinh doanh. Bạn cũng nên đặt Termin (cuộc hẹn) khi đi khám bác sĩ, thợ làm tóc hoặc bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào. 

Đặt lịch hẹn trước khi thực hiện công việc

Đặt lịch hẹn trước khi thực hiện công việc

Ở Việt Nam, bạn có thể rủ bạn bè đi chơi một cách đột ngột nhưng nếu bạn muốn đi chơi với bạn bè ở Đức, tốt nhất là nên gọi điện hoặc nhắn tin cho họ trước khi gặp hoặc hẹn gặp ở một thời điểm cụ thể để chắc chắn rằng họ có thời gian dành cho bạn.

5. ​​Phân loại rác thải

Đức là một quốc gia rất thân thiện với môi trường và chính phủ Đức cũng rất nghiêm ngặt trong vấn đề xử lý rác thải. Mọi người dân sống tại Đức đều phải phân loại rác tại nhà như rác hữu cơ, giấy, thủy tinh và nhựa. 

Nếu bạn không quen với việc phân loại rác tại đây, hãy hỏi bạn cùng phòng hoặc hàng xóm cách phân loại rác. Và không bao giờ được vứt bừa rác vào thùng rác. Thói quen này có thể khiến người Đức mất thiện cảm và bạn thậm chí có thể nhận khiếu nại từ những người dân địa phương nếu họ thấy bạn làm vậy.

6. Giao tiếp bằng mắt khi cụng ly

Ở Đức, uống rượu vào bữa trưa hoặc bữa tối là chuyện bình thường. Khi bạn ở trong một nhóm, có thể là đồng nghiệp hoặc bạn bè, bạn nên đợi cho đến khi mọi người đều uống hết đồ uống của mình và chỉ bắt đầu uống sau khi cụng ly. 

Khi chạm ly, nên nhìn thẳng vào mắt người chạm ly với bạn. Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho quan niệm này của người Đức nhưng cũng không có lời giải thích nào được ghi nhận là chính xác tuyệt đối. Dù vậy thì bạn vẫn nên thực hiện theo nếu không muốn người Đức cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, khi cụng ly, bạn có thể hô Prost! (Cụng ly).

7. Tự tổ chức tiệc sinh nhật

Nếu là sinh nhật của bạn, đừng mong đợi bạn bè tổ chức tiệc cho bạn. Nếu bạn muốn tổ chức tiệc, bạn sẽ phải tự tổ chức. Bạn phải cung cấp đồ ăn và đồ uống cho khách. Và họ sẽ tặng bạn quà sinh nhật để đáp lại.

Người sinh nhật thường mang bánh đến cho đồng nghiệp ở công ty. Đôi khi, đồng nghiệp có thể tặng lại một món quà nhỏ cho người sinh nhật nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

8. Mang theo một món quà khi bạn đến thăm ai đó

Bạn nên tìm hiểu về việc tặng quà ở Đức khi sống ở đây. Ví dụ, nếu bạn đến thăm ai đó, bạn nên lịch sự mang theo một món quà nhỏ. Nếu bạn không chắc chắn nên tặng gì, chỉ cần mua một thứ thông dụng như rượu vang, socola hoặc hoa. Chính bởi nó thông dụng nên thường sẽ phù hợp trong hầu hết các tình huống.

Bạn nên mang theo quà khi bạn đến thăm ai đó tại Đức

Bạn nên mang theo quà khi bạn đến thăm ai đó tại Đức

Nếu bạn được mời đến một bữa tiệc tại nhà hoặc dùng bữa tối tại nhà bạn bè hoặc người thân, bạn có thể hỏi chủ nhà xem họ có cần gì không. Họ có thể muốn bạn mang theo một số đồ uống, đồ ăn nhẹ hoặc món tráng miệng.

7 điều không nên làm trong nghi thức xã giao tại Đức

1. Băng qua đường khi đèn giao thông đang đỏ

Ở Việt Nam, người qua đường thường sẽ bắt đầu di chuyển khi có đèn giao thông chuyển sang đỏ nhưng ở các thành phố nhỏ, mật độ phương tiện ít, ta lại có thói quen di chuyển bất cứ khi nào đường vắng.

Tuy nhiên ở Đức lại khác. Ngay cả khi không có xe nào đi tới, họ cũng không băng qua đường khi đèn dành cho người đi bộ vẫn đang đỏ. Nguyên tắc này bắt nguồn từ việc bên cạnh bạn có thể có trẻ em và bạn nên là tấm gương tốt cho các em nhỏ đó. Vi phạm quy tắc và băng qua đường khi đèn đỏ là hành vi bị lên án mạnh mẽ tại quốc gia này.

2. Không gây tiếng ồn lớn ở nơi công cộng

So với nhiều quốc gia châu Âu khác, người Đức rất ít nói. Khi bạn đi phương tiện công cộng hoặc ngồi trong phòng chờ bác sĩ, bạn phải giữ im lặng. Nói chuyện to, nói to trên điện thoại hoặc nghe nhạc lớn được coi là rất bất lịch sự vì bạn sẽ làm phiền người khác.

3. Không gõ cửa trước khi mở

Người Đức thích sự riêng tư. Nếu bạn thấy cửa đang đóng, điều đó không có nghĩa là người bên trong không muốn bạn vào. Tuy nhiên, sẽ rất bất lịch sự nếu bạn cứ thế mở cửa và đi vào. Bạn nên gõ cửa trước khi vào phòng, kể cả khi bạn ở công ty hay ở nhà.

4. Gọi điện cho mọi người vào buổi tối muộn

Bạn không nên gọi điện cho người khác vào buổi tối muộn, trừ trường hợp người đó rất thân thiết với bạn hoặc bạn đang có việc khẩn cấp. Trong môi trường làm việc, bạn không nên gọi điện cho đồng nghiệp sau giờ làm việc hoặc vào cuối tuần. Người Đức thích tách biệt cuộc sống riêng tư và công việc của họ.

Không nên gọi điện cho người khác vào buổi tối muộn

Khôngnên gọi điện cho người khác vào buổi tối muộn 

5. Trêu đùa với các chủ đề liên quan tới chiến tranh

Chiến tranh là một chủ đề rất nhạy cảm tại Đức. Bạn nên biết rằng chủ đề này chỉ nên được thảo luận nghiêm túc nên nếu bạn lấy nó ra để làm trò đùa hoặc nói chuyện với thái độ không nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gây khó chịu với người Đức.

6. Mong đợi người dân địa phương nói tiếng Anh với bạn

Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức ở Đức. Mặc dù nhiều người ở Đức có thể nói tiếng Anh, nhưng không phải ai cũng nhất thiết phải nói tiếng Anh với bạn. Bạn nên cố gắng hết sức để nói tiếng Đức trong cuộc sống hàng ngày. 

Nếu bạn thực sự không nói được ngôn ngữ này, hãy lịch sự hỏi bằng tiếng Đức xem bạn có thể trò chuyện bằng tiếng Anh không trước khi bắt đầu nói chuyện bằng tiếng Anh. Tốt nhất là bạn nên biết những từ vựng và mẫu câu giao tiếp cơ bản nhất để sử dụng cho những tình huống như này.

Bạn nên học tiếng Đức cơ bản nếu bạn có dự định ở lại Đức lâu dài. Bạn có thể tham gia các lớp học tiếng Đức hoặc sử dụng một số ứng dụng để học tiếng Đức nhằm thích nghi nhanh hơn khi sinh sống và học tập ở đây.

Thực chất thì dù bạn du học Đức bằng tiếng Anh thì vẫn cần phải biết tiếng Đức. Nên lời khuyên của chúng tôi là bạn nên chủ động học tiếng Đức cơ bản trước khi du học Đức. 

Nếu không thể tự học tại nhà, bạn có thể tìm đến các trung tâm dạy tiếng Đức uy tín ở Hà Nộivà tham gia các khóa học tiếng Đức để luôn sẵn sàng và chủ động sử dụng tiếng Đức khi cần thiết.

7. Chúc mừng sinh nhật ai đó trước ngày sinh nhật của họ

Ở Đức, việc chúc mừng sinh nhật ai đó trước ngày sinh thực tế của họ không được xem là hành động thể hiện sự quan tâm mà nó còn khiến họ cảm thấy như vậy là xui xẻo. Theo quan niệm của người Đức, điều này hàm ý rằng người đó có thể không sống đến ngày sinh nhật của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ chúc mừng sinh nhật vào đúng ngày sinh nhật hoặc sau ngày sinh nhật thực tế của họ.

Chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc tìm hiểu những yếu tố quan trọng nhất trong văn hóa Đức trước khi du học tại quốc gia này. Nếu bạn không chắc chắn về vấn đề gì, bạn có thể liên hệ tới trung tâm tư vấn du học Đức uy tín. Tư vấn viên thường là những người đã từng có kinh nghiệm du học Đức nên họ có thể đưa cho bạn một số lời khuyên hữu ích và thực tế nhất.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
36
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay