Chuyển tới nội dung

9 sai lầm cần tránh khi xin visa du học Đức

9 sai lầm cần tránh khi xin visa du học Đức

9 sai lầm cần tránh khi xin visa du học Đức

Xin visa du học Đức không quá khó, thậm chí có tỷ lệ được chấp thuận tương đối cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đơn xin visa có thể bị từ chối do các lỗi cơ bản nếu bạn không cẩn thận.

9 sai lầm cần tránh khi xin visa du học Đức 

1. Thông tin của các tài liệu trong hồ sơ không khớp nhau

Trước khi gửi hồ sơ đến Đại sứ quán Đức, bạn cần chắc chắn tên mình được viết đúng và trùng khớp với thông tin trong hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu được công nhận. Nếu đã từng thay đổi tên trước đó, bạn sẽ cần có giấy tờ xác minh việc thay đổi tên đi kèm trong hồ sơ.

2. Nộp hồ sơ xin visa quá muộn

Bắt đầu quá trình nộp đơn xin visa muộn có thể dẫn đến nhiều vấn đề không thể lường trước được. Ví dụ, bạn có thể nhận được ngày hẹn cấp visa rất gần hoặc thậm chí sau khi học kỳ bắt đầu. Hoặc, bạn có thể không kịp chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết đúng hạn hay như việc hồ sơ bị từ chối khiến bạn không kịp xoay sở. 

Cần lên kế hoạch chuẩn bị cho quá trình cấp visa trước khi kỳ học bắt đầu

Cần lên kế hoạch chuẩn bị cho quá trình cấp visa trước khi kỳ học bắt đầu

Thời gian thực hiện các thủ tục xin visa sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn nhận được giấy nhập học từ trường đại học tại Đức. Do đó, bạn nên nộp đơn vào các trường đại học càng sớm càng tốt để đẩy nhanh quá trình. Tốt nhất nên lên kế hoạch chuẩn bị quá trình cấp visa ít nhất 6 đến 8 tuần trước khi bắt đầu học kỳ. Như vậy thì bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và sắp xếp công việc suôn sẻ hơn.

3. Không đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ

Cho dù bạn đang nộp đơn xin học chương trình bằng tiếng Anh hay tiếng Đức, bạn cũng cần chứng minh khả năng ngôn ngữ đáp ứng được điều kiện của trường đại học và có thể giúp bạn sinh sống tại Đức mà không gặp quá nhiều khó khăn hay rào cản về ngôn ngữ. 

Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, các trường đại học có các yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung, bạn nên trình chứng chỉ IELTS 6.5 và TOEFL 71 ở mức tối thiểu. Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Đức, trình độ tiếng Đức của bạn ít nhất phải ở mức B2 và B1 nếu bạn nộp hồ sơ xin visa cho mục đích học dự bị đại học cần có các giấy tờ.

Chứng chỉ ngoại ngữ phải được cấp trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Nếu bài thi chứng chỉ ngoại ngữ bao gồm các mô-đun khác nhau, thì phải thi tất cả các mô-đun này tại cùng một cơ sở tổ chức thi. Việc thi các mô-đun khác nhau tại các cơ sở tổ chức thi khác nhau không đáp ứng được yêu cầu về chứng minh trình độ tiếng Đức.

Học tiếng Đức không dễ dàng và để đạt được trình độ B2 lại càng khó. Do đó, thay vì dồn công sức và thời gian để học tiếng Đức cấp tốcvào sát thời gian thi chứng chỉ, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó vài năm. Tất nhiên không phải cứ học cấp tốc là không hiệu quả nhưng nếu bạn đầu tư từ sớm thì sẽ đạt được nhiều lợi ích về sau hơn.

Ngoài ra, để đạt được trình độ B1, B2, chúng tôi khuyến khích bạn nên theo học tại trung tâm tiếng Đức uy tín tại Hà Nộiđể đảm bảo được đào tạo bài bản ngay từ đầu. Nếu bạn vẫn muốn tự học tại nhà, bạn sẽ cần tự tạo lộ trình cụ thể và phải nỗ lực rất nhiều để duy trì động lực mà không bỏ cuộc giữa chừng.

4. Gặp vấn đề về bảo hiểm y tế

Một sai lầm khác là bảo hiểm y tế không đúng hoặc không đủ cho đơn xin visa của bạn. Sinh viên không thể xin được visa du học Đức hoặc không được nhập học tại trường đại học bạn đã được xét tuyển nếu không có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm không hợp lệ.

Chúng tôi cũng khuyên bạn nên mua bảo hiểm du lịch và bảo hiểm y tế bắt buộc từ một nhà cung cấp bảo hiểm của Đức. Bảo hiểm ở Đức sẽ được trường đại học, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và các cơ quan chức năng tại Đức công nhận dễ dàng hơn.

Đọc thêm:Bảo hiểm y tế cho sinh viên du học Đức

5. Chuẩn bị phỏng vấn kém

Chuẩn bị kém cho buổi phỏng vấn là một trong những lý do khiến đơn xin visa du học Đức của bạn có thể bị từ chối. Viên chức đại sứ quán có thể có những câu hỏi để bạn chứng minh kiến ​​thức cơ bản về đất nước, thành phố nơi bạn sẽ học, trường đại học và chương trình học của bạn. 

Nếu bạn đến buổi phỏng vấn mà không chuẩn bị và không trả lời được những câu hỏi về các chủ đề này, họ có thể cảm thấy bạn không nghiêm túc với việc học tập tại quốc gia này và hồ sơ xin visa của bạn sẽ bị từ chối. Lời khuyên là hãy nghiên cứu và chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn và chứng minh năng lực của bản thân một cách tốt nhất.

6. Không thể chứng minh khả năng tài chính

Kể từ ngày 01/9/2024, Chính phủ Đức yêu cầu sinh viên phải chứng minh có ít nhất 992 Euro (khoảng 27 triệu VNĐ) mỗi tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú (đối với người xin nhập học đại học là 1027 Euro mỗi tháng) và phải có bằng chứng về khả năng tài chính cho 1 năm, có nghĩa phải chứng minh được là có 11.904 Euro (khoảng 326 triệu VNĐ). Người xin nhập học đại học phải chứng minh khả năng tài chính cho thời gian xin nhập học (tối thiểu 3 tháng).

Cách phổ biến nhất để chứng minh tài chính xin visa du học Đức là sử dụng tài khoản phong tỏa. Tài khoản phong tỏa là một loại tài khoản ngân hàng đặc biệt dành cho sinh viên và người lao động quốc tế đến học tập hoặc làm việc tại Đức. 

Ngoài ra bạn có thể chứng minh bằng giấy cam kết bảo lãnh theo quy định của điều 66, 68 Luật cư trú hoặc được cấp học bổng đủ cao.

7. Hồ sơ không đầy đủ

Mỗi tài liệu được Đại sứ quán Đức nêu trong hồ sơ xin visa đều rất quan trọng và có thể quyết định bạn có nhận được visa du học hay không. Hãy xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng từng loại giấy tờ vì nếu bạn không cung cấp đầy đủ và chỉ cần thiếu 1 loại giấy tờ, hồ sơ xin visa của bạn có thể bị từ chối. Ngoài ra, hãy sắp xếp hồ sơ theo danh sách do Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đưa ra.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi nộp

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi nộp

Bạn có thể nhận thông tin chi tiết về những loại giấy tờ cần thiết để xin cấp visa du học Đức trên website chính thức của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam hoặc liên hệ tới trung tâm tư vấn du học Đức uy tínđể được hỗ trợ.

8. Bản trình bày động cơ xin cấp visa không rõ ràng và nghiêm túc

Trong hồ sơ xin cấp visa du học Đức có bao gồm 1 bản trình bày ý định, mục đích và động lực của bạn để đến và học tập tại Đức. Xin lưu ý rằng các cơ quan cấp visa sẽ kiểm tra bản trình bày động cơ và những gì bạn đã viết trong đó. 

Nên tránh cung cấp thông tin sai lệch về bản thân và không phóng đại hoặc viết về các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo hoặc chính trị. Bản trình bày phải ngắn gọn, chuyên nghiệp và đi thẳng vào vấn đề, không nên dài quá 1 trang với 3 đoạn văn. Tránh viết về kế hoạch nào trong tương lai về việc ở lại Đức và định cư tại quốc gia này sau khi học xong.

9. Lựa chọn khóa học không liên quan

Vấn đề này xảy ra khi bạn nộp đơn xin học một khóa học không liên quan đến chương trình học trước đây của bạn. Ví dụ, bạn học chương trình cử nhân kỹ thuật cơ khí và hiện đang nộp đơn xin bằng thạc sĩ tâm lý học sẽ khiến cơ quan cấp thị thực nghi ngờ về khả năng của bạn.

Tốt nhất là bạn nên nộp đơn xin một chương trình liên quan đến chuyên ngành trước đây. Nếu bạn quyết định thay đổi con đường sự nghiệp và chọn một lĩnh vực học tập mới, bạn phải giải thích rõ lý do với cơ quan cấp thị thực trong bản trình bày động cơ.

Nên cung cấp bằng chứng cụ thể về kinh nghiệm làm việc hoặc chuyên môn có liên quan khác trong lĩnh vực mới. Bằng cách này, bạn có thể thuyết phục viên chức cấp thị thực về khả năng và quyết tâm theo đuổi lĩnh vực học tập mới.

Nên làm gì nếu hồ sơ xin cấp visa du học Đức bị từ chối?

1. Khiếu nại

Bạn có 1 tháng để khiếu nại quyết định bằng văn bản lên phái đoàn Đức ở nước ngoài. Về mặt pháp lý, khiếu nại là yêu cầu gửi đến Đại sứ quán Đức để xem xét lại đơn xin. Đơn khiếu nại phải được nộp lên Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán nơi đơn xin bị từ chối. 

Thông thường, đơn xin thị thực bị từ chối vì thiếu một số thông tin nhất định trong đơn xin hoặc bị coi là không hợp lệ. Thông qua quá trình khiếu nại, người nộp đơn có thể bổ sung giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ nếu có thiếu hoặc sai sót.

Quá trình khiếu nại bao gồm việc nộp ý kiến ​​của bạn về lý do tại sao quyết định của Đại sứ quán đưa ra là không chính xác (bằng văn bản). Bạn cũng nên yêu cầu xem xét lại đơn xin visa du học bị từ chối. 

Tại Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, bạn nên tìm hiểu lý do tại sao đơn của bạn bị từ chối ngay từ đầu. Biết được lý do đơn của bạn bị từ chối có nghĩa là bạn có thể chuẩn bị khiếu nại tốt hơn và chủ động bổ sung giấy tờ bị thiếu từ sớm.

2. Nộp lại hồ sơ

Sau khi tìm ra lý do khiến bạn bị từ chối, bạn có thể bổ sung và nộp lại hồ sơ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bạn chỉ có thể nộp lại sau 3 tháng kể từ lần từ chối ban đầu. Bạn cũng có thể phải nộp lại hồ sơ cho học kỳ tiếp theo của trường đại học. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu văn phòng quốc tế hoãn việc nhập học của bạn cho học kỳ tiếp theo.

Trong trường hợp thị thực của bạn bị từ chối và bạn quyết định không muốn học ở Đức nữa, bạn nên đóng tài khoản phong tỏa (nếu đã mở để chứng minh tài chính). Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán sẽ cung cấp cho bạn một tài liệu chính thức, xác nhận rằng đơn xin visa du học của bạn đã bị từ chối để đóng tài khoản phong tỏa.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
9
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay