Chuyển tới nội dung

Tìm hiểu về tài khoản phong tỏa cho sinh viên du học Đức

Tìm hiểu về tài khoản phong tỏa cho sinh viên du học Đức

Tìm hiểu về tài khoản phong tỏa cho sinh viên du học Đức

Hiểu về tài khoản phong tỏa sẽ giúp việc làm thủ tục xin cấp visa du học Đức nhanh chóng và dễ dàng hơn do đây là cách thức chứng minh tài chính phổ biến nhất đối với sinh viên quốc tế.

Tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) là một tài khoản ngân hàng đặc biệt do chính phủ Đức yêu cầu đối với người nộp đơn xin visa du học Đức và visa tìm việc. Trước khi chuyển đến Đức, bạn phải gửi 11.904 Euro (khoảng 326 triệu VNĐ) vào một tài khoản ngân hàng đã đăng ký tại Đức. 

Số tiền này sẽ bị đóng băng và sau khi bạn đến quốc gia này, bạn chỉ có thể rút 992 Euro (khoảng 27 triệu VNĐ) hàng tháng cho các chi phí hàng ngày.

Ai cần mở tài khoản phong tỏa?

Bạn cần có tài khoản phong tỏa ở Đức nếu bạn đến từ một quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu hoặc Quốc gia thành viên Schengen và bạn đang nộp đơn xin một trong những loại visa Đức sau:

  • Visa sinh viên
  • Visa tìm việc
  • Visa đào tạo hoặc học nghề
  • Visa Aupair
  • Visa công nhận trình độ nước ngoài
  • Visa để học ngoại ngữ (Loại visa dùng để học tiếng Đức cấp tốctại Đức)

Tài khoản phong tỏa chủ yếu được sinh viên quốc tế và người tìm việc sử dụng để chứng minh họ có đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt trong một năm - yêu cầu quan trọng để xin visa du học Đức hoặc giấy phép cư trú.

Những trường hợp mở tài khoản phong tỏa

Những trường hợp mở tài khoản phong tỏa

Lưu ý rằng các yêu cầu đối với tài khoản phong tỏa được mở để xin visa Đức và được mở để xin giấy phép cư trú có thể khác nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý đến điều này và chọn nhà cung cấp tài khoản phong tỏa phù hợp với mục đích sử dụng.

Có thể du học Đức mà không mở tài khoản phong tỏa không?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, mở tài khoản phong tỏa không bắt buộc bởi đây chỉ là một trong các cách chứng minh tài chính để xin cấp visa nên nếu bạn không mở loại tài khoản này, bạn có thể áp dụng các cách chứng minh tài chính khác theo yêu cầu của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.

Cách thức mở tài khoản phong tỏa

Bạn phải mở một tài khoản phong tỏa trước khi nộp đơn xin visa Đức hoặc giấy phép cư trú. Bạn có thể mở tài khoản phong tỏa ở Việt Nam. Quy trình mở một tài khoản phong tỏa sẽ có sự khác biệt nhất định, tùy thuộc vào nhà cung cấp mà bạn chọn, nhưng nhìn chung sẽ có các bước sau đây:

  • Liên hệ tới Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đức tại Việt Nam để biết chính xác số tiền bạn cần chuyển: Mặc dù số tiền tối thiểu bắt buộc thường giống nhau nhưng đừng chuyển bất kỳ khoản tiền nào trước khi trao đổi với Đại sứ quán.
  • Mở tài khoản phong tỏa theo hướng dẫn của nhà cung cấp bạn lựa chọn: Bạn có thể mở tài khoản trực tiếp tại tất cả Trụ sở chi nhánh VietinBank tại Việt Nam hoặc trực tuyến với một bên trung gian như Expatrio, Fintiba... Nếu bạn làm việc trực tiếp tại ngân hàng, bạn phải nộp đầy đủ giấy tờ theo hướng dẫn của ngân hàng VietinBank.
  • Chờ đơn đăng ký được xử lý.
  • Chuyển tiền: Nhà cung cấp của bạn sẽ gửi cho bạn IBAN (Số tài khoản ngân hàng quốc tế) và hướng dẫn bạn cách thức chuyển tiền. Bạn có thể chuyển tiền qua ngân hàng hoặc dịch vụ/ứng dụng chuyển tiền quốc tế. Việc này sẽ mất khoảng 3-5 ngày.
  • Nhận thư xác nhận từ ngân hàng: Sau khi giao dịch chuyển tiền hoàn tất, nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn tài liệu xác nhận về tài khoản phong tỏa. Đây là tài liệu bạn cần nộp cho Đại sứ quán Đức.
  • Chờ nhận thị thực: Bạn phải chờ thị thực được xử lý sau khi bạn nộp xác nhận và các giấy tờ còn lại.

Sau khi đến Đức, bạn phải:

  • Nộp đơn xin giấy phép cư trú tại Đức: Trong vòng 3 tháng sau khi nhập cảnh vào Đức, bạn phải nộp đơn xin giấy phép cư trú tại Ausländerbehörde (Sở ngoại kiều).
  • Sau khi có giấy phép cư trú, bạn có thể kích hoạt tài khoản phong tỏa đã được đăng ký: Quy trình kích hoạt tài khoản phong tỏa là khác nhau, tùy theo nhà cung cấp, nhưng bạn phải trực tiếp đến Chi nhánh Đức của VietinBank tại Berlin hoặc Frankfurt với các loại giấy tờ được yêu cầu (thường là giấy phép cư trú và hộ chiếu) nếu đăng ký tại VietinBank hoặc tải lên trang web của nhà cung cấp (nếu bạn đang làm việc với một công ty trung gian).
  • Sau khi kích hoạt, bạn sẽ nhận được khoản chuyển hàng tháng từ tài khoản phong tỏa sang tài khoản được mở khi tới Đức. 

Lưu ý là bạn sẽ không thể rút vào số tiền trong tài khoản phong tỏa cho đến khi bạn có giấy phép cư trú. Vì vậy, bạn nên mang thêm tiền để chi trả cho vài tuần đầu tiên ở Đức. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên nộp đơn xin giấy phép cư trú ngay khi đến Đức.

Lựa chọn nhà cung cấp tài khoản phong tỏa uy tín

Để biết nhà cung cấp nào là uy tín thì bạn nên kiểm tra xem các cơ quan chức năng tại Đức đã công nhận những cơ quan, đơn vị nào. Sau đó, bạn nên so sánh mức phí, tốc độ làm việc và liệu họ có cung cấp các dịch vụ bổ sung như bảo hiểm y tế hay không.

Để yên tâm hơn, bạn có thể trao đổi với các sinh viên quốc tế khác để nhận được lời khuyên hoặc liên hệ tới trung tâm tư vấn du học Đức uy tín. Việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín rất quan trọng bởi sẽ còn liên quan tới bảo mật và đảm bảo khả năng quản lý tài khoản của người dùng.

Có một số nhà cung cấp tài khoản phong tỏa phổ biến bạn có thể tham khảo. Tất cả các nhà cung cấp này đều được chính phủ Đức chấp nhận, có bảo hiểm y tế bổ sung, cho phép bạn đăng ký trực tuyến và có mức phí phải chăng:

  • Expatrio: Phí mở tài khoản là 69 Euro (khoảng 1,8 triệu VNĐ) và phí duy trì là 5 Euro (khoảng 137.000 VNĐ). Nhà cung cấp này còn cung cấp sách, giáo trình điện tử và thông tin về cuộc sống và học tập tại Đức nên đã trở nên quen thuộc với sinh viên quốc tế có ý định du học Đức.
  • Fintiba: Ưu điểm của Fintiba là cung cấp các lợi ích như bảo hiểm y tế bổ sung và đăng ký trực tuyến nhưng không hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng vãng lai như Expatrio. Phí mở tài khoản là 89 Euro (khoảng 2,4 triệu VNĐ) và phí duy trì là 4,90 Euro.
  • Coracle: Coracle cung cấp những lợi ích tương tự như hai nhà cung cấp trên nhưng phí mở tài khoản từ 59 - 99 Euro tùy vào gói dịch vụ. Coracle không thu phí duy trì.

Tại Việt Nam, bạn có thể đăng ký mở tài khoản phong tỏa tại tất cả Trụ sở chi nhánh VietinBank tại Việt Nam và ngân hàng sẽ hỗ trợ du học sinh scan và chuyển hồ sơ sang Chi nhánh VietinBank tại Đức. 

Tuy nhiên, ngân hàng VietinBank mới có 2 chi nhánh ở Đức là tại Berlin (nếu du học tại miền Đông nước Đức) hoặc Frankfurt (nếu du học tại miền Tây nước Đức) nên nếu bạn học tập tại những khu vực khác thì sẽ có thể gặp khó khăn để mở tài khoản và kích hoạt thẻ.

Giấy tờ cần thiết để mở tài khoản phong tỏa

Đối với hầu hết nhà cung cấp, bạn sẽ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu;
  • Bằng chứng về nguồn gốc tiền (sao kê ngân hàng);
  • Mẫu đơn đăng ký (trực tuyến hoặc trên giấy);
  • Giấy báo nhập học đại học tại Đức;
  • Căn cước công dân.

Hồ sơ đăng ký mở tài khoản tại VietinBank gồm:

  • Bản sao công chứng hộ chiếu (còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng);
  • Giấy đề nghị mở tài khoản (của VietinBank ban hành);
  • Bản sao công chứng Giấy báo nhập học (Bedingter Zulassungsbescheid); hoặc Giấy chứng nhận đăng ký trước suất học tại một trường của Đức (Studienplatzvormerkung); hoặc Giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học Đại học/Cao đẳng (ASSIST-Bescheinigung – “endgültige Mitteilung”). Trong trường hợp chưa có bản gốc, du học sinh có thể nộp bản photo, tuy nhiên phải bổ sung bản sao công chứng trước khi nhận Giấy Xác nhận số dư tài khoản.

Tài khoản phong tỏa và tài khoản ngân hàng tại Đức

Nhiều sinh viên có thể nhầm tưởng hai loại tài khoản này là một. Tuy nhiên, do tiền hàng tháng của tài khoản phong tỏa bị chặn nên bạn có thể gặp khó khăn khi cần chi trả cho các thiết yếu hàng ngày.

Bạn không thể rút tiền trực tiếp từ tài khoản phong tỏa. Bạn chỉ có thể rút tiền trực tiếp từ tài khoản này nếu bạn đã gửi nhiều hơn số tiền tối thiểu bắt buộc là 11.904 Euro nhưng chỉ rút được cho đến khi bạn chi tiêu hết số tiền vượt quá.

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng

Do đó, bạn vẫn cần mở một tài khoản ngân hàng tại Đức và nên mở sau khi đến Đức càng sớm càng tốt. Với tài khoản này, bạn sẽ nhận được thẻ ghi nợ/tín dụng và có thể sử dụng để rút tiền từ máy ATM hoặc để thanh toán các khoản phí. Bạn có thể mở cả 2 tài khoản trong cùng một ngân hàng hoặc các ngân hàng khác nhau.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
6
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay