Chuyển tới nội dung

Cần chú ý những gì khi phỏng vấn xin visa du học Đức?

Cần chú ý những gì khi phỏng vấn xin visa du học Đức?

Cần chú ý những gì khi phỏng vấn xin visa du học Đức?

Có hai thách thức mà sinh viên quốc tế sẽ phải đối mặt trước khi du học nghề Đức là xét tuyển vào đại học và xin visa du học Đức. Nếu các điều kiện xét tuyển không phải là vấn đề với bạn, bạn sẽ cần chú ý đến phỏng vấn xin visa để con đường du học được thuận lợi nhất.

Bạn sẽ phải thực hiện phỏng vấn xin visa tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh, tùy thuộc vào khu vực bạn sống. Theo thống báo trên website chính thức của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, kể từ ngày 02/03/2020 chỉ có thể nộp hồ sơ xin cấp visa du học Đức tại công ty cung cấp dịch vụ bên ngoài VFS Global. 

Những giấy tờ cần nộp và yêu cầu cụ thể cũng sẽ được liệt kê tại website, trong đó có 4 loại tài liệu chính bao gồm:

  • Tờ khai xin cấp visa quốc gia (visa dài hạn)
  • 2 ảnh hộ chiếu cỡ 45mm x 35mm
  • Hộ chiếu hoặc CCCD
  • Giấy tờ riêng biệt đối với các trường hợp nhập học đại học trực tiếp, học dự bị đại học hoặc xin nhập học đại học tại Đức

Nếu có thắc mắc về những thông tin trên, bạn có thể liên hệ tới trung tâm tư vấn du học Đức uy tín để được tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng hơn.

Các loại câu hỏi phỏng vấn xin visa du học

Mặc dù không có các mẫu câu hỏi cố định có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn chính thức nhưng bạn có thể chủ động tìm hiểu và chuẩn bị trước một số câu hỏi thường gặp. Những câu hỏi này thường xoay quanh những vấn đề sau:

  • Kiến thức cơ bản về nước Đức
  • Mục đích sang Đức (du học nghề Đức, học đại học, học thạc sĩ, làm việc…)
  • Thời gian ở lại Đức
  • Trình độ học vấn và trình độ ngoại ngữ hiện tại
  • Thông tin về trường đại học (ngành học, tên một số học phần, học phí…)
  • Nguồn chi phí du học Đức (trang trải học phí như nào, ai là người tài trợ…)
  • Kế hoạch sau khi ra trường (ở lại để làm việc hay về nước)

Mẹo tham gia phỏng vấn xin visa du học Đức

Trong mọi trường hợp, khi tham gia phỏng vấn xin visa, bạn cần thể hiện sự nghiêm túc và chân thành. Chuẩn bị cho phỏng vấn không chỉ là chuẩn bị câu trả lời mà còn là thái độ, cách trả lời, cách ăn mặc... 

Người phỏng vấn hoàn toàn có cơ sở để đánh giá bạn chỉ với những yếu tố này dù chưa đi vào phỏng vấn chính thức. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý từ những điểm nhỏ nhặt nhất. Nhưng đừng vì thế mà trở nên quá căng thẳng hay cứng ngắt bởi nó có thể sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý và kết quả phỏng vấn cuối cùng.

Khi nào nên đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Đức?

Khi đã đăng ký theo hướng dẫn, bạn có thể đặt lịch hẹn bao gồm ngày và thời gian phỏng vấn. Điều này có nghĩa là bạn có thể chủ động về mặt thời gian nên sẽ phải đảm bảo đến đúng giờ. Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên bạn cần nhớ.

Đừng đến quá sớm và đặc biệt là không đến muộn dù chỉ một phút cho buổi phỏng vấn. Đảm bảo bạn đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Đức sớm hơn vài phút để bạn có thể lấy lại bình tĩnh và sắp xếp lại các câu trả lời. Khi đến nơi, hãy chủ động chào hỏi tất cả nhân viên để tạo ấn tượng tốt nhất.

Có một lời khuyên nhỏ là bạn không nên tự đi xe đến nơi phỏng vấn. Bạn cảm thấy căng thẳng vào ngày này là bình thường và sự căng thẳng đó có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn cho những việc đơn giản như tìm bãi đỗ xe hay tìm phòng phỏng vấn. 

Ngoài ra, bạn có thể bị lạc đường và đến muộn cho buổi phỏng vấn. Hãy đảm bảo có người lái xe đưa bạn đến tận nơi hoặc bạn có thể đặt taxi hay xe ôm công nghệ nhưng hãy ước tính thời gian chờ và thời gian di chuyển sao cho phù hợp.

Nên mặc gì?

Trang phục nên được chú ý nhiều hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn mặc những bộ trang phục thoải mái nhưng không quá lố. Bạn có thể mặc váy hoặc áo sơ mi và quần dài để có vẻ ngoài trang trọng và kín đáo. Tránh ăn mặc quá mức, sử dụng nước hoa nồng hoặc để lộ quá nhiều bộ phận cơ thể, hình xăm hoặc đeo quá nhiều phụ kiện. Tránh mặc đồ có màu quá sặc sỡ hay quá tối. Hãy nhớ bạn đang đi phỏng vấn nghiêm túc và có thể quyết định đến tương lai du học của bạn nên không cần thể hiện cá tính quá mạnh.

Nên mang theo những gì?

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần nộp được Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán yêu cầu là tài liệu quan trọng nhất và bắt buộc phải có. Lưu ý, sắp xếp thứ tự các giấy tờ theo đúng chỉ dẫn. Nhân viên sẽ yêu cầu bạn mang theo tất cả các bản gốc và bản sao cần thiết của các giấy tờ đó vào ngày phỏng vấn. 

Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả và đừng mong đợi các viên chức tại cơ quan sẽ hỗ trợ in ấn, sao chép các giấy tờ giúp bạn hoặc đợi bạn về nhà bổ sung hồ sơ. Tốt nhất là nên kiểm tra nhiều lần trước ngày phỏng vấn và trước khi ra khỏi nhà. Kiểm tra cả về số lượng và đối chiếu với các yêu cầu cụ thể.

Nên trả lời thế nào?

Cách trả lời tốt nhất là trả lời trực tiếp và trung thực, không đưa thông tin sai lệch hoặc tránh các câu hỏi, không được hỏi vặn lại người phỏng vấn. Hãy cố gắng trả lời các câu hỏi với thái độ thẳng thắn và cởi mở xuyên suốt buổi phỏng vấn.

Có thể sẽ có những câu hỏi riêng tư, ví dụ các câu hỏi về lương của người trợ cấp học phí, nhưng họ chỉ muốn biết liệu bạn có đáp ứng được các yêu cầu để du học Đức và đảm bảo bạn không muốn sử dụng sai tư cách sinh viên của mình ở Đức. 

Mọi thông tin bạn cung cấp cho viên chức cấp visa phải phù hợp và chính xác với các tài liệu bạn cung cấp và tình hình hiện tại hoặc trước đây của bạn, đặc biệt là các câu hỏi về trình độ ngoại ngữ, học vấn và kỹ năng. Trình độ ngoại ngữ đặc biệt quan trọng, nên hãy đảm bảo trình độ ngoại ngữ của bạn đạt yêu cầu và sẵn sàng cho những câu hỏi tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Nếu bạn du học nghề Đức bằng tiếng Anh, bạn vẫn nên học tiếng Đức cơ bản bởi một số câu hỏi có thể liên quan đến tiếng Đức.

Cố gắng trả lời ngắn gọn, đơn giản và đúng trọng tâm câu hỏi. Không ai yêu cầu bạn phải trả lời ngay sau khi người phỏng vấn đặt câu hỏi nên khi gặp những câu hỏi khó trả lời, hãy dành ra ít thời gian để suy nghĩ. Đừng hoảng sợ bởi nếu hoảng bạn có thể sẽ trả lời một cách lan man và dài dòng.

Những điều không nên nói?

Trung thực và thẳng thắn trong buổi phỏng vấn không có nghĩa là nói quá nhiều và đưa ra chi tiết không cần thiết. Cố gắng cụ thể, không đưa thông tin về những điều không liên quan trực tiếp đến câu hỏi được đặt ra và không nên cung cấp quá nhiều thông tin riêng tư nếu nó không giúp ích gì cho câu trả lời.

Tham khảo từ: germany-visa.org 

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
113
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay