Chuyển tới nội dung

DU HỌC NGHỀ ĐỨC CẦN TIẾNG ĐỨC CHỨNG CHỈ B1 HAY B2?

DU HỌC NGHỀ ĐỨC CẦN TIẾNG ĐỨC CHỨNG CHỈ B1 HAY B2?

DU HỌC NGHỀ ĐỨC CẦN TIẾNG ĐỨC CHỨNG CHỈ B1 HAY B2?

Bạn nên nhớ, học nghề tại Đức 100% bằng tiếng Đức, nếu bạn không thể nghe hiểu giáo viên giảng bài, không giao tiếp được với đồng nghiệp tại nơi thực tập, hay không hiểu quy trình làm việc thì bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải. Tiếng Đức tốt không chỉ là điều kiện để xin visa du học nghề Đức, mà còn là chìa khóa sống sót và phát triển tại Đức.

Tiếng Đức luôn là một trong những yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất đối với bất kỳ ai có ý định du học nghề tại Đức. Trình độ tiếng Đức không chỉ ảnh hưởng đến khả năng được chấp nhận vào chương trình học mà còn quyết định đến quá trình học tập, hòa nhập cuộc sống và cơ hội việc làm sau này. Vậy, du học nghề Đức cần tiếng Đức gì? Liệu B1 có đủ? Hay bắt buộc phải B2? Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và cập nhật nhất về yêu cầu tiếng Đức cho du học nghề Đức hiện nay, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chinh phục nước Đức.

1. Tại sao tiếng Đức lại quan trọng khi du học nghề Đức?

Hiện nay, hầu hết các chương trình du học nghề tại Đức đều yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ tiếng Đức tối thiểu là B1. Đây là điều kiện tiên quyết để được xét duyệt hồ sơ và cấp visa du học. Tiếng Đức cũng là cứu cánh duy nhất của các bạn khi gặp khó khăn trong quá trình thực tập hay gặp những vấn đề liên quan đến pháp luật.

Bạn nên nhớ, học nghề tại Đức 100% bằng tiếng Đức, nếu bạn không thể nghe hiểu giáo viên giảng bài, không giao tiếp được với đồng nghiệp tại nơi thực tập, hay không hiểu quy trình làm việc thì bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải. Tiếng Đức tốt không chỉ là điều kiện để xin visa du học nghề Đức, mà còn là chìa khóa sống sót và phát triển tại Đức. Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày ở Đức cũng đòi hỏi bạn phải giao tiếp bằng tiếng Đức trong mọi tình huống, từ mua sắm, sử dụng phương tiện công cộng đến các hoạt động xã hội.

Trong quá trình học nghề, bạn sẽ có thời gian thực tập tại các doanh nghiệp Đức. Việc giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và người hướng dẫn bằng tiếng Đức là yếu tố then chốt để học hỏi kinh nghiệm và thể hiện năng lực. Hơn nữa, khi biết tiếng Đức, chúng ta cũng có thể trao đổi với cấp trên hay chủ doanh nghiệp khi công việc hoặc hợp đồng của mình có vấn đề, khúc mắc. Để từ đó, bạn có quyền đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho bản thân, tránh bị thiệt thòi vì không giao tiếp được. Việc bạn không thể nói chuyện được với đồng nghiệp cũng như không điễn đạt được quan điểm trong công việc một cách mạch lạc sẽ dẫn đến các mâu thuẫn và tranh cãi trong công việc. Từ đó, công việc trở lên áp lực khiến bạn làm việc không hiệu quả, đồng nghiệp phản ánh nhiều với sếp, bạn có thể nhẹ thì bị trừ lương, nặng thì bị đuổi việc.

Tại Đức, đã có những trường hợp người Việt làm việc trong quán của người Việt bị bắt làm thêm giờ. Các bạn trong hoàn cảnh đó họ lại không dám xin nghỉ việc, không thể chuyển sang các doanh nghiệp khác để làm. Chỉ vì một lý do duy nhất là tiếng Đức của các bạn đó yếu. Do đó không thể xin việc làm tại các đơn vị làm khác để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Với trình độ tiếng Đức tốt, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong quá trình thực tập hay khi tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và có cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài tại Đức. Ví dụ như đối với ngành dịch vụ, các bạn có biết rằng tiền típ chỉ dành cho những ai có thể giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Đức không. Thực tế đã có trường hợp hai bạn du học sinh nghề cùng thực tập tại một nhà hàng, làm cùng một vị trí nhưng lại có hai mức lương khác nhau. Một bạn nói tốt tiếng Đức thì mức lương của bạn đấy rơi vào khoảng 1600-1800 Euro mỗi tháng, còn bạn nói tiếng Đức kém hơn thì chỉ nhận được 1200 Euro mỗi tháng, không hơn không kém. Đó là bởi vì với bạn nói tiếng Đức tốt, bạn đấy đã nhận được thêm 400-600 Eu là tiền típ đến từ khách hàng, còn bạn nói kém hơn không những không được tiền típ mà còn bị chuyển vị trí làm việc từ bồi bàn vào làm trong bếp.

Về vấn đề pháp luật, nếu bạn không thể sử dụng tiếng Đức để bảo vệ bản thân thì đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể chịu trận. Bạn không thể cáo buộc người khác vì bạn không nói được tiếng Đức. Từ đó, người chịu thiệt thòi chỉ có chính bạn. Ngoài ra, ngôn ngữ là cầu nối văn hóa. Việc bạn sở hữu tiếng Đức tốt sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về văn hóa Đức, dễ dàng hòa nhập và xây dựng mối quan hệ tốt với những người bản xứ.

2. Du học nghề Đức cần tiếng Đức gì? Chứng chỉ B1 hay B2?

Yêu cầu về trình độ tiếng Đức có thể khác nhau tùy thuộc vào chương trình học, ngành nghề và quy định của từng bang hoặc trường nghề cụ thể. Tuy nhiên, du học nghề hiện nay đang yêu cầu mức tối thiểu đối với trình độ tiếng Đức là chứng chỉ B1, có thể yêu cầu B2 đối với một số ngành nghề. Tuy nhiên, chứng chỉ B1 hay B2 sẽ không có giá trị nếu như bạn không thể nghe nói được tiếng Đức. Và khi đó, bạn thật sự cần xem lại bản thân cũng như khả năng thực tế của mình đang ở mức nào.

2.1. Trình độ B1 (Trung cấp)

B1 (Trình độ trung cấp): Trình độ B1 tiếng Đứuc sẽ tương đương với trình độ 6.0 - 6.5 Ielts. Ở cấp độ này, bạn có thể hiểu những ý chính của một đoạn văn hay đoạn hội thoại rõ ràng, về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí,... Bạn có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi du lịch ở các nước nói tiếng Đức. Bạn có thể diễn đạt đơn giản và mạch lạc về các chủ đề quen thuộc và mối quan tâm cá nhân. Bạn có thể kể về những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng và mục tiêu của mình, cũng như đưa ra những lý do và giải thích ngắn gọn cho ý kiến và kế hoạch.

B1 có phải là yêu cầu tối thiểu cho du học nghề Đức?

Trong phần lớn các trường hợp, chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1 được xem là yêu cầu tối thiểu để được chấp nhận vào các chương trình du học nghề tại Đức và xin visa. Với trình độ B1, có thể nói là trình độ “vỡ lòng”, bạn có khả năng giao tiếp cơ bản trong học tập, cuộc sống hàng ngày và môi trường làm việc. Đây là nền tảng quan trọng để bạn có thể theo kịp chương trình học và hòa nhập vào môi trường mới. Nhưng ở trình độ B1 thì bạn vẫn chưa chạm đến nhiều từ ngữ chuyên ngành nên chưa thực sự hỗ trợ được nhiều trong công việc của bạn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số ngành nghề có yêu cầu cao hơn. Các ngành nghề đòi hỏi giao tiếp nhiều với khách hàng hoặc liên quan đến lĩnh vực y tế (ví dụ như điều dưỡng) có thể yêu cầu trình độ B2 hoặc thậm chí cao hơn. Mặc dù B1 là đủ điều kiện nhập học, nhưng việc có chứng chỉ B2 sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn trong quá trình học tập, thực tập và tìm kiếm việc làm sau này.

2.2. Trình độ B2 (Trung cao cấp)

B2 (Trình độ trung cao cấp): Ở cấp độ này, bạn có thể hiểu nội dung chính của các văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả các cuộc thảo luận chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Bạn có thể giao tiếp trôi chảy và tự nhiên đến mức có thể đối thoại bình thường với người bản xứ mà không bên nào cảm thấy khó khăn. Bạn có thể diễn đạt rõ ràng, chi tiết về nhiều chủ đề, giải thích quan điểm và trình bày ưu, nhược điểm của các phương án khác nhau. Bạn trang bị được nhiều từ ngữ chuyên ngành để phục vụ công việc, bạn có thể hiểu được toàn bộ thông tin trong quá trình học tập.

B2 có bắt buộc cho du học nghề Đức?

Trong hầu hết các trường hợp, chứng chỉ tiếng Đức trình độ B2 không phải là yêu cầu bắt buộc để nhập học các chương trình du học nghề thông thường. Tuy nhiên, việc sở hữu chứng chỉ B2 mang lại rất nhiều lợi ích và ngày càng được khuyến khích. Với chứng chỉ B2, bạn có thể tham gia hầu hết các ngành của chương trình nghề như điều dưỡng, trợ lí nha khoa, xin được vào các nhà hàng lớn,… Bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình học tập. Bạn sẽ dễ dàng hiểu các bài giảng phức tạp, tham gia thảo luận chuyên sâu và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành.

Các doanh nghiệp đánh giá cao ứng viên có trình độ tiếng Đức B2, mở ra nhiều cơ hội thực tập tốt hơn và có mức lương cao hơn. Với B2, bạn có thể tự tin làm việc trong nhiều môi trường khác nhau và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể giao tiếp tự tin và tham gia vào các hoạt động xã hội một cách thoải mái, xây dựng mối quan hệ tốt với người bản xứ. Tuy nhiên, như đã đề cập, một số ngành nghề đặc biệt, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, có thể yêu cầu trình độ B2 hoặc cao hơn để đảm bảo khả năng giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân và đồng nghiệp.

3. Vậy, du học nghề Đức nên có trình độ tiếng Đức nào?

Tóm lại, để du học nghề Đức thành công, mục tiêu tối thiểu bạn nên hướng tới là đạt được chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1 trước khi lên đường. Đây là yêu cầu cơ bản để được chấp nhận vào hầu hết các chương trình và xin visa. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, việc đạt được trình độ B2 sẽ mang lại rất nhiều lợi thế và giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi hơn tại Đức. Với B2, bạn sẽ tự tin hơn trong học tập, thực tập, giao tiếp và có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp.

Và một lần nữa, NDF xin nhắc lại với các bạn rằng, chúng chỉ B1 hay B2 sẽ không có giá trị nếu bạn không nghe nói được tiếng Đức. Bởi nếu không nghe nói được tiếng Đức, bạn sẽ không thể trả lời phỏng vấn, không đậu phỏng vấn, vậy làm sao chúng ta có thể xin được hợp đồng cũng như xin trường nghề tại Đức để mà thực hiện hóa giấc mơ du học nghề. Đúng không nào!

Trung tâm tiếng Đức NDF xin được đưa ra cho các bạn một số lời khuyên như sau:

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu kỹ yêu cầu của chương trình và ngành nghề bạn chọn. Hãy liên hệ trực tiếp với trường nghề hoặc trung tâm tư vấn du học để biết chính xác yêu cầu về trình độ tiếng Đức.

Bạn hãy đặt mục tiêu học tiếng Đức cao hơn yêu cầu tối thiểu. Ngay cả khi B1 là đủ, hãy cố gắng đạt được B2 nếu có thể để có một hành trang vững chắc hơn. Hãy lựa chọn trung tâm học tiếng Đức uy tín. Đầu tư vào một khóa học chất lượng sẽ giúp bạn đạt được trình độ mong muốn một cách hiệu quả và 100% phải nghe nói được tiếng Đức.

Hãy luyện tập tiếng Đức thật thường xuyên. Bạn không nên chỉ học trên lớp, hãy tích cực luyện tập nghe, nói, đọc, viết hàng ngày để cải thiện khả năng ngôn ngữ. Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc tiếp tục học tiếng tại Đức. Ngay cả khi bạn đã có B1 hoặc B2, việc tiếp xúc với tiếng Đức bản địa và ngôn ngữ chuyên ngành vẫn đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi và trau dồi.

Việc xác định trình độ tiếng Đức cần thiết cho du học nghề Đức là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị. Mặc dù B1 là yêu cầu tối thiểu trong nhiều trường hợp, nhưng việc hướng tới trình độ B2 sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho con đường học tập và sự nghiệp của bạn tại Đức. Hãy đầu tư thời gian và công sức vào việc học tiếng Đức ngay từ bây giờ để có một hành trang vững chắc và tự tin chinh phục giấc mơ du học nghề Đức thành công!

Nếu bạn còn thắc mắc và cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với Trung tâm tiếng Đức NDF để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Trung tâm tiếng Đức NDF rất vui được đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục nước Đức!

 

TRUNG TÂM TIẾNG ĐỨC NDF

Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0947 090 888

Văn phòng đại diện tại Đức: Bahnhofstr 37, 65510 Idstein, Deutschland

Điện thoại: 00491794395105

Website: www.ndf.vn 

FB: https://www.facebook.com/tiengduc/

Đánh giá bài viết
3 bầu chọn / trung bình: 5
7
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay