Chuyển tới nội dung

Liệu bạn có thể tự mình Thành công đăng ký du học thạc sĩ tại Đức!

Liệu bạn có thể tự mình Thành công đăng ký du học thạc sĩ tại Đức!

Liệu bạn có thể tự mình Thành công đăng ký du học thạc sĩ tại Đức!

Không chỉ các bạn, mà phần lớn người Việt Nam chúng ta có tâm lý “ Ngại làm điều mới “, đặc biệt rất Ngại làm “thủ tục hồ sơ giấy tờ“. Liệu các bạn có tự tin tự mình hoàn thành bộ số sơ du học thạc sĩ tại Đức ???

Chắc chắn là được bạn nhé ! Người Đức rất rõ ràng mọi thứ, quy trình là như thế nào, bạn làm đúng thì họ sẽ duyệt mà không cần tới QUAN HỆ, xin xỏ, biếu chắc như Việt Nam ...

Mình đã là một nghiên cứu sinh thạc sĩ tại trường Universität Köln. Sau một năm học, đây vẫn luôn là lựa chọn tuyệt vời nhất mình đã từng thực hiện. Khi lựa chọn du học tại Đức, các du học sinh quốc tế có thể chọn lựa giữa vô vàn các khóa học, chương trình học thạc sĩ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức.

Tuy nhiên, để có thể học thạc sĩ tại Đức, điều cản trở lớn nhất tại đây là các quy trình, thủ tục để đăng ký một khóa học thạc sĩ thành công có thể sẽ khá rắc rối đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm cho quá trình này.

Mình xin viết lại những kinh nghiệm mà mình đã làm và những lời khuyên của mình với các bạn, để các bạn có thể tự mình hoàn thiện một bộ hồ sơ Du học Đức, và hoàn thành ước mơ Lớn của riêng mình nhé !

Bước 1: Tìm trường đại học phù hợp

Trước hết bạn cần xác định rõ được mục tiêu nghề nghiệp tương lại. Tiếp theo đó là lựa chọn trường đại học và chương trình học thạc sĩ phù hợp với mong muốn trong tương lai này. Tại bước này, bạn chắc chắn sẽ tìm được một khóa học tốt nhất cho bản thân từ rất rất nhiều các lựa chọn tại Đức, vì vậy đừng quá lo lắng nhé!

Bạn nên nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, khi đứng giữa số lượng lớn các trường đại học và chương trình thạc sĩ. Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc đặt lên bàn cân một số tiêu chí quan trọng:

  • Học phí: hiện tại, đã có một số bang thu học phí của sinh viên quốc tế, các bạn nên chú ý xem trường đại học mình mong muốn có nằm tại bang này không (ví dụ bang Baden-Würtemberg đã quyết định thu học phí mỗi học kỳ 1500 Euro từ học kỳ 17/18);
  • Chi phí sinh hoạt:  bên cạnh học phí, bạn cũng nên quan tâm đến chi phí sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của gia đình (ví dụ: tiền thuê nhà tại Đức sẽ giao động từ 200 – 365 Euro/tháng và có thể cao hơn tại những thành phố lớn như Cologne, Munich, Hamburg, usw.);
  • Môi trường học tập: bạn có thể tham khảo trang unirank để có thêm thông tin về vị trí, và đánh giá về trường đại học mong muốn.

Dựa vào các kết luận từ các tiêu chí trên sẽ hỗ trợ bạn phần nào trong việc lên được một danh sách các trường đại học và chương trình phù hợp với những mong muốn của bạn. Từ đây, bạn có thể bắt đầu thu hẹp, tập trung các trường đại học, chương trình khả thi và đưa ra quyết định về mục tiêu cuối cùng.

Bước 2: Tìm hiểu kỹ về các yêu cầu

Sau bước 1, bạn đã có được mục tiêu cụ thể, và tìm hiểu kỹ các yêu của ngành học, của trường học thực sự quan trọng. Học ở Đức rất khó, thực sự khó, nên để vượt qua những khó khăn đó, ngoài năng lực bản thân đủ đảm bảo yêu cầu “ Kỹ thuật của trường về bằng cấp “,  còn cần có niềm đam mê và sự phù hợp của bản thân mình với nó. Ví như: bạn là người thích giao tiếp, thích đi lại, thích những vùng đất mới, hãy học ngành Du lịch – nó thực sự phù hợp với bạn đó .

Thông thường, hầu hết các trường đại học tại Đức đều có đăng tải các thông tin này trên trang web chính thức của trường.

Ví dụ yêu cầu đầu vào cho khóa học thạc sĩ đối với khối ngành quản trị kinh doanh tại trường Universität zu Köln sẽ bao gồm như sau:

  • Đã hoàn thành xong khóa đại học;
  • Các yêu cầu về đầu vào: đã hoàn thành ít nhất 78 credits liên quan đến ngành quản trị kinh doanh;
  • Điểm trung bình: > 2.7 (khoảng trên 3.0/4.0);
  • Ngoại ngữ: tiếng Đức (C1) và tiếng Anh (B2).

(Chi tiết tham khảo tại đây)

Trong mỗi trường đại học, sẽ có rất nhiều các tiêu chuẩn đầu vào khác nhau cho từng khóa học, vì vậy bạn cần phải xem xét cẩn thận và chắc chắn hoàn toàn rằng bạn đang tìm hiểu chính xác khóa học mà bạn đã chọn. Tự nhắc nhở rằng mỗi một lỗi dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến việc bị loại hồ sơ. Bạn cũng có thể viết Mail trực tiếp hỏi trường đại học về tất cả các thắc mắc bạn có đối với các yêu cầu này.

Bước 3: Chứng minh trình độ ngoại ngữ

Các trường đại học tại Đức đều yêu cầu sinh viên phải có nền tảng kiến thức vững chắc về hoặc tiếng Anh hay tiếng Đức để có thể giao tiếp và hiểu những điều được dạy tại lớp học (thường với tiếng Đức là C1). Khác với những chương trình học dành cho sinh viên trình độ đại học, có khá nhiều các khóa học được dạy một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng Anh đối với trình độ thạc sĩ. Để chứng minh trình độ ngoại ngữ, bạn cần phải tham gia một bài kiểm tra ngoại ngữ tiêu chuẩn trước khi nộp đơn đăng ký. 

Tùy thuộc vào trường đại học, khóa học và loại bài kiểm tra bạn đã tham gia sẽ có các yêu cầu khác nhau về trình độ ngoại ngữ để có thể đủ điều kiện đăng ký học thạc sĩ tại Đức. Ví dụ, nếu bạn chọn một lĩnh vựng liên quan đến khoa học xã hội, bạn phải có kiến thức hoàn hảo về ngoại ngữ được sử dụng trong việc giảng dạy tại khóa học này. Mặt khác, đối với các ngành khoa học tự nhiên, bạn cần phải thực hành nhiều trong phòng thí nghiệm và các dự quán liên quan đến toán học, vì vậy yêu cầu về trình độ ngôn ngữ cho ngành này có thể sẽ thấp hơn.

Ví dụ đối với một khóa thạc sĩ tại khoa xã hội học kinh tế tại trường Universität zu Köln, các ứng viên bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh, ngoài ra, đối với một số ngành bạn còn cần phải có cả tài liệu chứng minh trình độ tiếng Đức, cụ thể:

Yêu cầu về tiếng Anh (đáp ứng 1 trong những yêu cầu sau):

  • Bằng TOEFL** từ 72 ibt đến 100 ibt trở lên;
  • Bằng IELTS (academic)** từ 5.5 đến 7.0 trở lên;
  • Bằng Cambridge*: FCE, BEC Vantage/ BEC Higher, CAE, CPE;
  • Bằng đại học hoặc thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ Anh.

Yêu cầu về tiếng Đức (đáp ứng 1 trong những yêu cầu sau):

  • Bằng DSH-2 hoặc DSH-3;
  • Bằng DSD II;
  • Bằng TestDaF với TDN 4 cho tất cả 4 kỹ năng;
  • Chứng chỉ Goethe C2 (được kiểm tra tại học viện Goethe ở Đức);
  • Chứng chỉ telc Deutsch C1 Hochschule;
  • Chứng chỉ telc Deutsch C2;
  • Nếu bạn đã tham gia một khóa học dự bị tại Đức và vượt qua bài kiểm tra Feststellungsprüfung, kết quả này có thể thay thế bằng DSH.

(Chi tiết xem thêm tại đây)

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi đã thu thập được tất cả các tài liệu, bạn nên kiểm tra lại bộ hồ sơ nhiều, nhiều lần nữa . Bạn cần đảm bảo rằng đã bao gồm tất cả các thông tin, giấy tờ như được yêu cầu. Đối với các trường đại học tại Đức, bạn có thể nộp hồ sơ học thạc sĩ thông qua một nền tảng trực tuyến.

Cho đến hiện tại, đa số các trường đại học tại Đức đều sử dụng chung một nền tảng Uniassist.de. Chi tiết về thủ tục và cách đăng ký, tạo tài khoản tại uni-assit bạn có thể tham khảo tại đây. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý rằng có một số trường đại học sử dụng hệ thống đăng ký riêng và chỉ nhận hồ sơ được nộp qua hệ thống này. Bạn có thể truy cập được thông tin này tại trang web của trường.

Bước 5: Đợi thư chấp thuận

Tới bước này, bạn có thể chuẩn bị tinh thần và chờ đợi trường đại học hoàn thành việc xét duyệt hồ sơ. Trong lúc này, bạn nên chuẩn bị sẵn những bước tiếp theo sẽ được nêu dưới đây.

Vào mỗi kỳ học, các trường đại học tại Đức luôn cần thời gian để có thể xem xét toàn bộ số lượng hồ sơ khổng lồ. Thông thường, quá trình xét duyệt sẽ kéo dài khoảng vài tuần. Trong một số trường hợp, quá trình xem xét bị kéo dài có thể do các vấn đề liên quan đến hồ sơ của bạn hoặc đơn giản là do số lượng hồ sơ quá lớn.

Ví dụ, đối với kỳ học cho học kỳ mùa đông năm học 2022/23 tại trường Universität zu Köln, bạn sẽ nhận được Zulassung vào khoảng từ đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 7. Trong trường hợp bạn không nhận được phản hồi cho đơn xin ứng tuyển từ trường, bạn có thế trực tiếp liên lạc với trường qua portal tại đây.

Bước 6: Đăng ký bảo hiểm sức khỏe

Tất cả những ai sống tại Đức đều bắt buộc phải có bảo hiểm sức khỏe, trong đó bao gồm cả những du học sinh quốc tế. Bạn nên chuẩn bị quá trình đăng ký này trước khi trường đại học xác nhận việc bạn được chấp nhận vào khóa học thạc sĩ. Thu thập các thông tin liên quan đến các thủ tục để đăng ký bảo hiểm sức khỏe và chuẩn bị tất cả các tài liệu đồng thời chờ thư chấp thuận sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn. Chi tiết về bảo hiểm y tế dành cho sinh viên tại Đức bạn có thể tìm hiểu tại đây.

Bước 7: Chứng minh tài chính

Dựa vào các tính toán của chính phủ Đức, một du học sinh tại Đức sẽ cần phải có ít nhất 861 Euro mỗi tháng tương đương 10.332 Euro một năm trong tài khoản ngân hàng để có thể sống tại Đức. Nếu bạn không có đủ điều kiện kinh tế, yêu cầu cấp thị thực sinh viên sẽ không được thuận và ước mơ học thạc sĩ tại Đức cũng vì thế mà dang dở. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch cho việc chuẩn bị đủ tài chính trước ngày trường đại học tại Đức mà bạn mong muốn mở cửa đăng ký vì dù sao đây cũng là một khoản tiền lớn đối với bạn mới tốt nghiệp đại học. Thông tin chi tiết để mở tài khoản phong tỏa bạn có thể tham khảo tại đây.

Bước 8: Đăng ký thị thực sinh viên

Bước cuối cùng để có thể thành công đăng ký một khóa học thạc sĩ tại Đức!

Sau khi bạn đã hoàn thành tất cả các bước nêu trên, bạn cần phải liên lạc với phía đại sứ quán Đức tại Việt Nam, thu thập tất cả các thông tin và thủ tục cần thiết để có thể thành công nhận được thị thực sinh viên. Chú ý rằng, việc chứng minh tài chính cũng là một trong nhiều yêu cầu bạn phải hoàn thành trước khi nộp đơn xin thị thực.

Thời gian là điều cần hết sức chú ý tại bước này vì khoảng thời gian cần thiết để xử lý hồ sơ xin thị thực sinh viên có thể vượt quá hạn nhập học và bắt đầu khóa học thạc sĩ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những quy trình cần chuẩn bị cho mục tiêu học thạc sĩ tại Đức. Nếu có du học sinh Đức tương lai nào vẫn còn thắc mắc và lo lắng, hãy liên hệ ngay với NDF để nhận được sự giúp đỡ bạn nhé!

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn / trung bình: 5
1171
Lượt xem

Bài viết khác

Bạn đang tìm hiểu Học tiếng Đức & Du học Đức?

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn lòng tư vấn và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Đăng ký ngay
dang ky ngay